Thông tin hoạt chất chỉ mang tính chất tham khảo chung. Để biết chi tiết của từng thuốc, mời bạn xem hướng dẫn sử dụng trong trang chi tiết.
Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Tổng quan (Dược lực)
Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic, thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm.
Dược động học
Hấp thu: Dược động học của ibuprofen có liên hệ tuyến tính với liều dùng. Ðạt được nồng độ tối đa trong huyết thanh 90 phút sau khi uống thuốc. Thức ăn có thể làm giảm độ hấp thu của thuốc. Thời gian bán thải của thuốc là 1-2 giờ.
Phân bố: 99% ibuprofen gắn kết với protein huyết tương. Trong hoạt dịch, ibuprofen đạt được nồng độ ổn định khoảng giữa giờ thứ 2 và giờ thứ 8 sau khi uống thuốc. Nồng độ tối đa trong hoạt dịch chiếm khoảng 1/3 nồng độ tối đa trong huyết tương. Sau khi uống 400 mg ibuprofen mỗi 6 giờ ở phụ nữ cho con bú, lượng ibuprofen tìm thấy trong sữa mẹ là 1 mg/24 giờ.
Chuyển hoá: Ibuprofen không có tác dụng cảm ứng enzyme. 90% ibuprofen được chuyển hóa dưới dạng không hoạt động.
Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu: Trong 24 giờ, 10% dưới dạng không thay đổi, 90% dưới dạng không hoạt động, chủ yếu là dưới dạng liên hợp với acid glucuronic.
Công dụng (Chỉ định)
- Chống đau và viêm từ nhẹ đến vừa: Trong một số bệnh như thống kinh (có tác dụng tốt và an toàn), nhức đầu, thủ thuật về răng, cắt mép âm hộ. Dùng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện để điều trị đau sau đại phẫu thuật hay cho người bệnh bị đau do ung thư. Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
- Hạ sốt ở trẻ em.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Mẫn cảm với ibuprofen.
- Loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin).
- Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30ml/phút).
- Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin.
- Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
- Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).
- 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tương tác thuốc
- Ibuprofen làm tăng tác dụng phụ của kháng sinh quinolon lên hệ TKTW, làm tăng độc tính của methotrexat và digoxin, có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và thuốc lợi tiểu. NSAID khác: làm tăng nguy cơ chảy máu và viêm loét dạ dày tá tràng. Magnesi hydroxyd: làm tăng sự hấp thu ban đầu củaibuprofen (nhưng nếu có thêm nhôm hydroxyd thì không có tác dụng này)
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Toàn thân: phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay, phù, hội chứng Stevens- Johnsson, rụng tóc.
- Tiêu hóa: đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển, nôn, buồn nôn.
- Thần kinh trung ương: lơ mơ, mất ngủ, ù tai, trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc.
- Mắt: rối loạn thị giác
- Tai: thính lực giảm.
- Máu: thời gian máu chảy kéo dài, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
- Tiết niệu - sinh dục: viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Lưu ý
Người cao tuổi. Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể kéo dài thời gian chảy máu.
Thai kỳ: không sử dụng.
Lái xe, vận hành máy móc