Goutcolcin 0,6mg Agimexpharm 10 vỉ x 10 viên
Thông tin chung
Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)
- Đăng ký tài khoản Doanh nghiệp (Quầy thuốc, Nhà Thuốc, Phòng khám, Doanh Nghiệp) Hướng dẫn đăng ký xem giá sỉ
- Tìm hiểu các loại bệnh phổ biến Tìm hiểu bệnh
- Tìm hiểu thông tin các Hoạt chất thông dụng
Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK
Giao hàng nhanh tại Tp HCM
Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
CSKH1: 08.9939.1368
CKSH2: 08.1900.8095
HTKD: 0901.346.379
Kháng Viêm | Colchicine |
Quy cách đóng gói | 100 viên |
Thương hiệu | Agimexpharm |
Xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần
- Colchicin 0,6mg.
Công dụng (Chỉ định)
Goutcolcin được chỉ định trong:
- Phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút: Colchicin cần phối hợp với allopurinol hoặc một thuốc acid uric – niệu (như probenecid, sulfinpyrazol) để làm giảm nồng độ urat trong huyết thanh. Liều dự phòng colchicin phải cho trước khi bắt đầu cho allopurinol hoặc liệu pháp acid uric – niệu vì nồng độ urat huyết thanh thay đổi đột ngột có thể thúc đẩy đợt gút cấp. Sau khi nồng độ urat huyết tương đã giảm tới mức mong muốn và không xảy ra đợt gút cấp nào trong vòng 3 – 6 tháng, có thể ngừng colchicin và có thể tiếp tục điều trị đơn độc thuốc làm giảm urat. Colchicin thường phối hợp với probenecid để điều trị dự phòng gút mạn tính.
- Sốt Địa trung hải có tính chất gia đình (sốt chu kỳ).
Liều dùng
Người lớn:
- Đợt gút cấp: Liều ban đầu là 0,6 – 1,2mg, sau đó cứ cách 1 giờ lại uống 0,60mg hoặc cứ cách 2 giờ lại uống 1,2mg cho đến khi hết đau hoặc bị nôn hay tiêu chảy. Tổng liều trung bình colchicin uống trong một đợt điều trị là 4 – 6mg. Đau và sưng khớp thường giảm sau 12 giờ và thường hết hẳn sau khi dùng thuốc 48 – 72 giờ. Nếu uống lại thì đợt uống mới phải cách lần uống cũ 3 ngày nếu không thì colchicin có thể gây độc vì thuốc có thể bị tích tụ.
- Dự phòng viêm khớp gút tái phát (bệnh nhân có 1 hoặc vài đợt cấp mỗi năm): Uống colchicin liều thường dùng 0,6mg/ngày, 3 – 4 lần mỗi tuần. Dự phòng cho người bị gút phải phẫu thuật (ngay cả tiểu phẫu): 0,6mg/lần, 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày trước và 3 ngày sau phẫu thuật.
- Bệnh sốt chu kỳ (Sốt Địa trung hải có tính chất gia đình). Dự phòng lâu dài: Uống 1,2mg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ. Nếu có rối loạn tiêu hoá, rút liều xuống 0,6mg/ngày.
- Ở trẻ em độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Hàm lượng 0,6mg của Goutcolcin không phù hợp để phân liều cho trẻ em.
Liều lượng ở người suy thận và suy gan:
- Vì thanh thải colchicin bị giảm và nửa đời đào thải tăng ở người suy thận, phải thận trọng khi dùng thuốc ở người có biểu hiện sớm tổn thương thận.
- Đối với người có thanh thải creatinin vượt quá 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/lần, 2 lần mỗi ngày.
- Nếu thanh thải creatinin 35 – 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/ngày.
- Nếu thanh thải creatinin 10 -34ml/phút, có thể uống 0,6mg cách 2 – 3 ngày 1 lần.
- Phải tránh dùng thuốc khi thanh thải creatinin < 10ml/phút.
- Colchicin thường không được dùng cho người bệnh làm thẩm phân máu.
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống, nên uống cả viên thuốc với một ly nước.
Quá liều
Nhiễm độc có thể xảy ra khi dùng liều cao lặp lại nhiều lần hoặc dùng 1 lần. Tử vong đã xảy ra với liều thấp 7mg, tuy có người đã sống sót với liều cao hơn nhiều. Liều gây độc khoảng 10mg. Liều gây chết ở người ước khoảng 65mg. Ngộ độc colchicin chủ yếu là do ý đồ tự tử. Ngộ độc rất nặng và tỷ lệ tử vong rất cao (30%).
- Triệu chứng: Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi uống thuốc từ 1 đến 8 giờ: Đau bụng nhiều và lan tỏa, nôn nhiều, liệt ruột, tiêu chảy nhiều có thể có máu. Ngoài ra còn có thể bị viêm dạ dày, đau khớp, hạ calci huyết, sốt, phát ban, kể cả ban như sốt hồng ban, sau đó là mất nước dẫn đến thiểu niệu. Tổn thương thận dẫn đến thiểu niệu và đái ra máu. Gan to và các transaminase tăng rất cao. Tổn thương mạch nặng gây sốc và trụy tim mạch. Các rối loạn về máu (tăng bạch cầu rồi sau đó là giảm bạch cầu và tiểu cầu do tổn thương tủy), thở nhanh, rụng tóc (vào ngày thứ 10). Nhược cơ nặng và có thể liệt thần kinh trung ương đi lên trong lúc bệnh nhân vẫn nhận biết được. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 do rối loạn nước – điện giải, suy hô hấp, trụy tim mạch và nhiễm khuẩn huyết.
- Xử trí: Không có thuốc kháng độc đặc hiệu cho ngộ độc colchicin. Nếu uống colchicin, trong vài giờ đầu, có thể rửa dạ dày hoặc gây nôn. Có thể cho than hoạt. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ: Giảm đau bụng bằng atropin, chống sốc, hỗ trợ hô hấp. Có thể dùng filgrastim để điều trị giảm huyết cầu toàn thể do nhiễm độc colchicin. Thẩm phân máu, gây lợi niệu, truyền lọc máu qua than hoạt hoặc thẩm phân màng bụng trong điều trị quá liều colchicin chưa được xác định.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Mẫn cảm với colchicin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận nặng.
- Suy gan nặng.
- Bệnh đường tiêu hoá nặng.
- Bệnh tim nặng hoặc loạn đông máu.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Với liều cao: Tiêu chảy nặng, chảy máu dạ dày – ruột, nổi ban, tổn thương thận.
It gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Viêm thần kinh ngoại biên, rụng tóc, rối loạn về máu (trị liệu dài ngày), giảm tinh trùng (hồi phục được).
- Vì thuốc này có chứa lactose các bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy, cần ngừng dùng colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 – 48 giờ. Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra.
- Điều trị dài ngày: Cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu.
- Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.
Tương tác với các thuốc khác
- Colchicin là cơ chất cho cả CYP3A4 và protein vận chuyển P-gp. Khi có mặt chất ức chế CYP3A4 hoặc P-gp, nồng độ colchicin trong máu tăng lên. Độc tính, kể cả các trường hợp tử vong, đã được báo cáo trong lúc sử dụng đồng thời các chất ức chế CYP3A4 hoặc P-gp như macrolid (clarithromycin và erythromycin), ciclosporin, ketoconazol, itraconazol, voriconazol, chất ức chế protease HIV, thuốc chẹn kênh calci (verapamil và diltiazem) và disulfiram.
- Chống chỉ định sử dụng colchicin cho các bệnh nhân suy gan hoặc thận đang sử dụng một chất ức chế P-gp (ví dụ: Ciclosporin, verapamil hoặc quinidin) hoặc chất ức chế CYP3A4 mạnh (ví dụ: Ritonavir, atazanavir, indinavir, clarithromycin, telithromycin, itraconazol hoặc ketaconazol).
- Việc giảm liều colchicin hoặc ngừng điều trị bằng colchicin được khuyến cáo ở những bệnh nhân có chức năng thận hoặc gan bình thường nếu đang điều trị với thuốc ức chế P-gp hoặc cần thiết phải dùng thuốc ức chế CYP3A4 trung bình hoặc mạnh. Nên giảm liều colchicin 4 lần khi phối hợp với thuốc ức chế P-gp và/hoặc thuốc ức chế CYP3A4 mạnh. Giảm liều colchicin 2 lần khi dùng chung với thuốc ức chế CYP3A4 trung bình.
- Theo bản chất của các tác dụng phụ, cần thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc ảnh hưởng lên công thức máu hoặc có tác dụng bất lợi lên chức năng gan và/hoặc thận.
- Ngoài ra, các chất như cimetidin và tolbutamid làm giảm chuyển hóa của colchicin và vì thế nồng độ colchicin trong huyết tương tăng lên.
- Nước ép bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ colchicin huyết tương. Vì thế không nên uống nước ép bưởi chùm chung với colchicin.
- Chức năng của màng nhày ruột bị thay đổi có thể gây ra kém hấp thu có hồi phục cyanocobalamin (vitamin B12).
- Nguy cơ đau cơ và tiêu cơ vân gia tăng khi dùng kết hợp colchicin với các statin, fibrat, ciclosporin hoặc digoxin.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Khi dùng để điều trị đợt gút cấp: Phải thận trọng ở người suy thận hoặc suy gan.
- Thận trọng với người mắc bệnh tim, bệnh gan, thận hay bệnh tiêu hóa.
- Bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.
- Khi điều trị lâu dài colchicin, phải định kỳ đếm tế bào máu. Ngoài ra, định lượng nồng độ creatinin kinase huyết thanh (CK, creatin phosphokinase, CPK) ít nhất 6 tháng một lần ở người suy thận (thanh thải creatinin ≤ 50ml/phút) vì những bệnh nhân này có tăng nguy cơ bị bệnh cơ và suy tuỷ.
- Thuốc này có chứa lactose. Bệnh nhân mắc các rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Tránh dùng colchicin cho người mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: Colchicin đào thải qua sữa mẹ. Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa nhưng nên tránh sử dụng colchicin ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần dùng thuốc thì người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
- Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp
- Để xa tầm tay trẻ em
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
if you are foreigners, please contact us via phone number 0918 00 6928
or chat: