Furosan 40mg Hasan 10 vỉ x 10 viên
Thông tin chung
Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)
- Đăng ký tài khoản Doanh nghiệp (Quầy thuốc, Nhà Thuốc, Phòng khám, Doanh Nghiệp) Hướng dẫn đăng ký xem giá sỉ
- Tìm hiểu các loại bệnh phổ biến Tìm hiểu bệnh
- Tìm hiểu thông tin các Hoạt chất thông dụng
Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK
Giao hàng nhanh tại Tp HCM
Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
CSKH1: 08.9939.1368
CKSH2: 08.1900.8095
HTKD: 0901.346.379
Quy cách đóng gói | 100 viên |
Thương hiệu | Hasan Dermapharm |
Tim Mạch | Furosemide |
Xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần
- Furosemid 40mg.
Công dụng (Chỉ định)
Thuốc Furosan 40 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Furosemide là thuốc lợi tiểu được khuyến cáo sử dụng trong tất cả các chỉ định cần lợi tiểu nhanh và hiệu quả.
- Điều trị tình trạng phù trong suy tim sung huyết, bệnh thận, xơ gan, hội chứng thận hư, phù phổi.
- Điều trị phù ngoại biên do tắc nghẽn cơ học, suy tĩnh mạch hoặc điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến vừa.
- Tăng calci huyết.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Liều khởi đầu là 40 mg/ngày vào buổi sáng. Liều khởi đầu sau đó có thể duy trì hoặc giảm. Số lần dùng thuốc phụ thuộc tình trạng bệnh nhân.
- Liều duy trì là 20 mg/ngày hoặc 40 mg cách nhật. Trong trường hợp tình trạng phù dai dẳng, có thể tăng liều lên đến 80 mg/ngày.
Điều trị tăng huyết áp:
- 20 – 40 mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu liều 40 mg/lần x 2 lần/ngày không đạt được hiệu quả điều trị, nên cân nhắc phối hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp hơn là tiếp tục tăng liều furosemid.
Điều trị tăng calci huyết ở người lớn tăng nhẹ nồng độ calci huyết:
- Uống 120 mg/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Nên sử dụng dạng bào chế khác phù hợp hơn ở đối tượng này.
Người cao tuổi:
- Furosemid thải trừ chậm hơn. Do đó cần chỉnh liều để đáp ứng được yêu cầu điều trị.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Cách dùng
- Dùng đường uống.
- Nên điều chỉnh liều ở bệnh nhân có nồng độ protein trong máu thấp: Bệnh nhân sung huyết gan hoặc suy gan.
- Khi sử dụng chung furosemid với các thuốc colestipol, colestyramin, nên uống cách nhau 2 – 3 giờ.
Quá liều
- Biểu hiện: Mất cân bằng nước và điện giải với các triệu chứng đau đầu yếu cơ, chuột rút, khát nước, hạ huyết áp, chán ăn, mạch nhanh... Ở bệnh nhân xơ gan, quá liều có thể dẫn tới hôn mê gan.
- Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Mẫn cảm với furosemid và các dẫn chất sulfonamid (sulfamid chữa đái tháo đường...).
- Vô niệu, suy thận (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút/1,73 m2) hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
- Rối loạn điện giải (hạ natri huyết nặng, hạ kali huyết nặng, giảm thể tích máu), mất dịch, hạ huyết áp.
- Sử dụng đồng thời với các chế phẩm bổ sung kali hoặc các thuốc lợi tiểu giữ kali.
- Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
- Bệnh Addison.
- Ngộ độc digitalis.
- Phụ nữ cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Rất thường gặp, ADR > 1/10:
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Mất nước, giảm natri huyết, nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm clo, giảm calci huyết, giảm magnesi huyết.
- Mạch: Hạ huyết áp.
- Tiết niệu: Sỏi calci thận ở trẻ em.
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm thể tích.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Máu và hệ bạch huyết: Thiếu máu không tái tạo.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Rối loạn dung nạp glucose, tăng acid uric huyết, gout, giảm nồng độ HDL, tăng nồng độ LDL và triglycerid, tăng đường huyết.
- Mắt: Rối loạn thị giác, nhìn mờ, cảm giác nhìn vàng.
- Tai và mê đạo: Điếc (đôi lúc không hồi phục).
- Tim: Loạn nhịp tim, tăng nguy cơ tồn tại ống động mạch ở trẻ sinh non.
- Tiêu hóa: Khô miệng, khát nước, buồn nôn, rối loạn nhu động ruột, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.
- Cơ xương: Chuột rút, yếu cơ.
- Tiết niệu: Giảm sự đi tiểu, đi tiểu không tự chủ, tắc niệu.
- Toàn thân: Mệt mỏi.
- Xét nghiệm: Tăng transaminase huyết.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000:
- Máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương (cần ngừng sử dụng thuốc), tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu.
- Thần kinh: Rối loạn tâm thần, dị cảm, bối rối, đau đầu.
- Tai và mê đạo: Ù tai và mất thính giác có hồi phục hoặc không (thường xảy ra thoáng qua, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, hạ protein huyết).
- Mạch: Viêm mạch máu, huyết khối, shock.
- Tiêu hóa: Viêm tụy cấp.
- Gan mật: Rối loạn chức năng gan.
- Toàn thân: Suy nhược, sốt, shock phản vệ.
- Da và mô dưới da: Ban da, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Không rõ tần suất:
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Trầm trọng hơn nhiễm kiềm chuyển hóa (ở bệnh nhân xơ gan mất bù), rối loạn nước và điện giải, tăng đào thải kali.
- Thần kinh: Chóng mặt, ngất, mất nhận thức.
- Da và mô dưới da: Ngứa, hồng ban đa dạng, ban xuất huyết, viêm da tróc vảy, ngứa, phản ứng ứ dị ứng, viêm da (nổi mày đay, các vết thương bỏng rộp trên da, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính).
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
- Kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Bổ sung kali hoặc dùng kèm thuốc lợi tiểu giữ kali khi người bệnh có nguy cơ cao hạ kali huyết. Tránh tiêm bắp hoặc tĩnh mạch nhanh và vượt quá liều thông thường điều trị 20 – 40 mg để giảm bớt nguy cơ gây ù tai, giảm thính lực, điếc.
- Giảm liều hoặc ngừng điều trị nếu ADR ở mức độ trung bình hoặc nặng.
Tương tác với các thuốc khác
- Sử dụng đồng thời với thuốc hạ huyết áp làm tăng tác động hạ huyết áp. Nên ngừng sử dụng furosemid hoặc giảm liều trước khi bắt đầu thuốc ức chế men chuyển angiotensin. Nguy cơ tác động liều đầu khi phối hợp thuốc chẹn thụ thể alpha (prazosin). Furosemid có thể tương tác với thuốc ức chế men chuyển angiotensin gây tổn thương thận.
- Thuốc an thần: Hạ kali huyết do furosemid làm tăng nguy cơ gây độc tim. Tránh sử dụng đồng thời với primozid. Tăng nguy cơ loạn nhịp thất với amisulprid hoặc sertindol. Tăng tác động hạ huyết áp với phenothiazin.
- Thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, disopyramid, sotalol...): Tăng nguy cơ độc tim (do giảm kali huyết). Tác động của lidocain, tocainid, mexilentin có thể đối kháng bởi furosemid.
- Thuốc gây kéo dài khoảng QT: Tăng độc tim do giảm kali huyết hoặc giảm magnesi huyết.
- Glycosid tim: Hạ kali huyết và rối loạn điện giải (bao gồm magnesi huyết) làm tăng nguy cơ độc tim.
- Tăng tác động hạ huyết áp với thymoxamin hoặc hydralazin.
- Thuốc ức chế renin: Aliskiren làm giảm nồng độ huyết tương của furosemid.
- Nitrat: Tăng tác động hạ huyết áp.
- Furosemid làm giảm đào thải lithi, làm tăng nồng độ lithi trong huyết tương (tăng nguy cơ gây độc). Tránh sử dụng đồng thời trừ khi nồng độ trong huyết tương được kiểm soát.
- Tác nhân tạo phức chelat: Sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu qua đường tiêu hóa của furosemid, nên sử dụng hai thuốc trên cách nhau 2 giờ.
- Thuốc điều hòa lipid – khử acid mật: Giảm hấp thu của furosemid, nên sử dụng cách nhau 2 – 3 giờ.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Tăng nguy cơ độc thận (đặc biệt trong trường hợp giảm thể tích máu). Indomethacin và ketorolac có thể đối kháng tác dụng của furosemid. Ở bệnh nhân mất nước hoặc giảm thể tích, NSAID có thể gây suy thận cấp.
- Gia tăng tác động của salicylat khi phối hợp furosemid.
- Tăng nguy cơ gây độc thần kinh thính giác bởi aminoglycosid, polymyxin hoặc vancomycin. Tăng nguy cơ gây độc thận bởi aminoglycosid hoặc cefaloridin. Furosemid có thể giảm nồng độ vancomycin huyết tương sau phẫu thuật tim.
- Tăng tác động hạ huyết áp với các thuốc ức chế monoamin oxidase. Tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng với thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tăng nguy cơ hạ kali huyết với reboxetin.
- Tác động hạ glucose huyết của thuốc trị đái tháo đường bị đối kháng bởi furosemid. Có thể cần tăng liều insulin.
- Thuốc chống động kinh: Tăng nguy cơ hạ natri máu (carbamazepin), giảm tác dụng lợi tiểu (phenytoin).
- Thuốc kháng histamin: Hạ kali huyết làm tăng nguy cơ gây độc tim.
- Tăng nguy cơ hạ kali huyết với amphotericin.
- Thuốc an thần và gây ngủ: Làm tăng tác động hạ huyết áp. Cloral hydrat hoặc triclofos có thể thay thế hormone tuyến giáp trong phức hợp với protein huyết tương.
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương (dùng trong hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý): Giảm kali huyết làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất.
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương (clopromazin, diazepam, clonazepam, halothan, ketamin): Tăng tác dụng hạ huyết áp.
- Corticosteroid: Đối kháng tác động của thuốc lợi tiểu (giữ natri) và tăng nguy cơ hạ kali huyết.
- Tăng nguy cơ gây độc thận và thần kinh thính giác đối với các hợp chất chứa platinum.
- Tác dụng lợi tiểu mạnh khi sử dụng đồng thời furosemid và metolazon. Tăng nguy cơ hạ kali huyết với thiazid.
- Các thuốc dopaminergic: Tăng tác dụng hạ huyết áp của levodopa.
- Các thuốc điều hòa miễn dịch: Tăng tác dụng hạ huyết áp với aldesleukin.
- Thuốc giãn cơ: Tăng tác dụng hạ huyết áp của baclofen và tizanidin.
- Estrogen và progesteron: Đối kháng tác dụng lợi tiểu.
- Prostaglandin: Tăng tác dụng hạ huyết áp với alprostadil.
- Thuốc kích thích thần kinh giao cảm: Tăng tác dụng hạ kali huyết khi sử dụng liều cao các thuốc chủ vận β2 (bambuterol, fenoterol, salbutamol, salmeterol, terbutalin).
- Theophylline: Tăng tác động hạ huyết áp.
- Probenecid: làm giảm độ lọc cầu thận của furosemid và làm giảm tác dụng lợi tiểu.
- Thuốc gây mê tổng quát: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của furosemid. Furosemid làm tăng tác dụng gây mê của nhựa cura.
- Rượu: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Tăng nguy cơ mất kali
- Cam thảo: Sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ hạ kali huyết.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Nên điều trị hạ huyết áp, giảm thể tích máu và bất kỳ rối loạn acid – base nào trước khi sử dụng furosemid. Hạ huyết áp triệu chứng dẫn đến chóng mặt, ngất hoặc mất ý thức có thể xảy ra ở bệnh nhân điều trị với furosemid, đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân sử dụng các thuốc hoặc mắc các bệnh kèm theo làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
- Cần chỉnh liều cẩn thận (để giảm nguy cơ độc thần kinh thính giác) ở bệnh nhân giảm nồng độ protein huyết (hội chứng thận hư…) và bệnh nhân sung huyết gan mức độ trung bình.
- Thận trọng trong các trường hợp suy gan, suy thận và hội chứng gan thận, đái tháo đường (dùng furosemid có thể phát triển bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, cần chỉnh liều insulin ở một số bệnh nhân), người cao tuổi, bệnh nhân tiểu tiện khó khăn hoặc có nguy cơ tắc nghẽn đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt lành tính (tăng nguy cơ bí tiểu cấp), gout (nguy cơ tăng nồng độ acid uric huyết), bệnh nhân có nguy cơ cao té ngã do hạ huyết áp.
- Cần thường xuyên theo dõi lâm sàng ở các bệnh nhân loạn tạo máu (ngưng thuốc ngay nếu xảy ra), tổn thương gan. Tăng nguy cơ hình thành sỏi calci, sỏi lithi thận ở trẻ sinh non, cần thường xuyên theo dõi chức năng thận và siêu âm thận.
- Trong quá trình điều trị, cần theo dõi chỉ số BUN thường xuyên trong vài tháng đầu điều trị và định kỳ sau đó; theo dõi nồng độ điện giải trong huyết thanh và có biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp.
- Có thể tăng nồng độ creatinin, ure trong huyết thanh trong quá trình điều trị. Nồng độ cholesterol và triglycerid huyết thanh có thể tăng nhưng thường trở về bình thường trong vòng 6 tháng sử dụng furosemid. Nên tạm thời ngừng sử dụng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai:
- Phân loại C thai kỳ theo FDA
- Độc tính gây quái thai và trên sự phát triển phôi thai chưa được xác định rõ trên người. Có rất ít bằng chứng về tính an toàn khi sử dụng liều cao furosemid ở phụ nữ mang thai, dù không thấy tác động có hại ở động vật. Không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai trừ khi lợi ích vượt hơn hẳn các nguy cơ đối với thai nhi (bao gồm nguy cơ tồn tại ống mạch chủ).
Phụ nữ cho con bú:
- Dùng furosemid trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế bài tiết sữa. Nên ngừng cho con bú nếu dùng thuốc là cần thiết. Furosemid có thể phân bố vào sữa hoặc ức chế sự tiết sữa. Sử dụng thận trọng ở phụ nữ cho con bú. Ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú tùy vào mức độ cần thiết của thuốc đối với người mẹ.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất, hạ huyết áp, giảm tinh thần... dù không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải. Cần cảnh báo cho bệnh nhân trong trường hợp xảy ra các tác dụng không mong muốn trên, không được lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc các công việc gây nguy hiểm khác đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung.
Bảo quản
-
Nơi ở nhiệt độ 15 - 30°C, tránh ánh sáng.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
if you are foreigners, please contact us via phone number 0918 00 6928
or chat: