Linorip 10 OPV 3 vỉ x 10 viên
Thông tin chung
Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)
- Đăng ký tài khoản Doanh nghiệp (Quầy thuốc, Nhà Thuốc, Phòng khám, Doanh Nghiệp) Hướng dẫn đăng ký xem giá sỉ
- Tìm hiểu các loại bệnh phổ biến Tìm hiểu bệnh
- Tìm hiểu thông tin các Hoạt chất thông dụng
Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK
Giao hàng nhanh tại Tp HCM
Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
CSKH1: 08.9939.1368
CKSH2: 08.1900.8095
HTKD: 0901.346.379
Quy cách đóng gói | 30 viên |
Thương hiệu | OPV Pharma |
Xuất xứ | Việt Nam |
Thành phần
- Lisinopril (dưới dạng lisinopril dihydrat) 10mg
Tá dược: Manitol, dicalci phosphat dihydrat, tinh bột bắp, tinh bột tiền hồ hóa, croscarmellose natri, magnesi stearat, oxyd sắt đỏ.
Công dụng (Chỉ định)
- Tăng huyết áp: gồm tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp do mạch máu thận.
- Suy tim sung huyết.
- Nhồi máu cơ tim
Liều dùng
Tăng huyết áp: Có thể dùng Linorip 10 đơn lẻ hoặc kết hợp với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác.
Người lớn:
- Liều khởi đầu được khuyến cáo thông thường là 10mg. Liều duy trì hiệu quả thông thường là 20 mg/lần/ngày. Nếu hiệu quả điều trị mong muốn không đạt được trong khoảng 2-4 tuần ở một mức liều nhất định, có thể xem xét tăng liều. Liều tối đa là 80 mg/lần/ngày. Bệnh nhân tăng huyết áp do mạch máu thận, mất dịch và/hoặc muối, mất bù tim hay tăng huyết áp nặng có thể bị hạ huyết áp quá mức sau khi uống liều khởi đầu. Liều khởi đầu được khuyến cáo cho những bệnh nhân này là 2,5 - 5mg và cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị.
- Bệnh nhân suy thận cần sử dụng liều khởi đầu thấp hơn (tham khảo Bảng 1 bên dưới). Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu: Hạ huyết áp triệu chứng có thể xảy ra sau khi bắt đầu điều trị với lisinopril. Tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra hơn với những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc lợi tiểu. Vì vậy, cần phải thận trọng vì những bệnh nhân này có thể bị mất dịch và/hoặc muối. Nếu có thể, nên ngưng sử dụng thuốc lợi tiểu 2 - 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị với lisinopril. Ở những bệnh nhân không thể ngưng sử dụng thuốc lợi tiểu, việc điều trị với lisinopril nên được khởi đầu với liều 5mg. Nên theo dõi chức năng thận và nồng độ kali trong huyết thanh. Liều tiếp theo của lisinopril nên được điều chỉnh theo đáp ứng về huyết áp. Nếu cần, có thể điều trị lại bằng thuốc lợi tiểu.
Trẻ em: Bệnh nhân tăng huyết áp 6 - 16 tuổi: Liều khởi đầu khuyến cáo là 2,5 mg/lần/ngày cho bệnh nhân có cân nặng 20 kg đến < 50 kg và liều 5 mg/lần/ngày cho bệnh nhân có cân nặng ≥ 50 kg. Liều dùng nên được điều chỉnh cho từng bệnh nhân đến tối đa 20 mg/ngày cho bệnh nhân có cân nặng 20 kg đến < 50 kg và 40 mg/ngày cho bệnh nhân có cân nặng ≥ 50 kg. Ở trẻ em có chức năng thận giảm, nên xem xét sử dụng liều khởi đầu thấp hơn hoặc tăng khoảng cách giữa các liều.Suy tim: Ở bệnh nhân bị suy tim triệu chứng, lisinopril được chỉ định trong điều trị bổ trợ cho thuốc lợi tiểu, khi thích hợp và cho thuốc nhóm digitalis hay thuốc chẹn beta. Liều khởi đầu được khuyến cáo là 2,5mg, 1 lần/ngày và nên được theo dõi để xác định hiệu quả ban đầu trên huyết áp. Liều lisinopril nên được tăng:
- Lượng tăng thêm không lớn hơn 10mg. Khoảng thời gian tăng liều không ít hơn 2 tuần.
- Liều cao nhất được bệnh nhân dung nạp tăng lên tối đa 35mg, 1 lần/ngày. Việc điều chỉnh liều nên dựa vào đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân.
- Những bệnh nhân có nguy cơ cao với tăng huyết áp triệu chứng; như bệnh nhân bị mất muối có hay không có hạ natri huyết, bệnh nhân bị giảm thể tích máu hay bệnh nhân đang được điều trị với thuốc lợi tiểu mạnh; nên được điều chỉnh những điều kiện này, nếu có thể, trước khi điều trị với lisinopril. Nên theo dõi chức năng thận và kali huyết thanh.
- Nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định: Bệnh nhân nên được điều trị chuẩn được khuyến cáo như thuốc làm tan huyết khối, aspirin và thuốc chẹn beta. Có thể sử dụng glyceryl trinitrat đường tiêm tĩnh mạch hoặc qua da cùng với lisinopril.
- Liều khởi đầu (3 ngày đầu sau nhồi máu): Có thể bắt đầu điều trị bằng lisinopril trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Nếu huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg, không nên bắt đầu điều trị. Liều đầu tiên của lisinopril là uống 5mg, tiếp theo là 5mg sau 24 giờ, 10mg sau 48 giờ và sau đó là 10mg, 1 lần/ngày. Bệnh nhân có huyết áp tâm thu thấp (120 mmHg hoặc thấp hơn) nên dùng liều uống thấp hơn 2,5mg khi bắt đầu điều trị hoặc trong 3 ngày đầu sau nhồi máu.
- Trong trường hợp suy thận (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút), liều khởi đầu nên được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân (tham khảo Bảng 1 bên dưới). Liều duy trì: 10mg, 1 lần/ngày. Nếu bị tụt huyết áp (huyết áp tâm thu ≤ 100 mmHg) liều duy trì hàng ngày 5mg, có thể được giảm tạm thời tới 2,5mg nếu cần thiết. Nếu bị tụt huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu < 90 mmHg trong hơn 1 giờ) nên ngưng sử dụng lisinopril. Nên tiếp tục điều trị trong 6 tuần và sau đó tình trạng của bệnh nhân cần được đánh giá lại. Bệnh nhân có triệu chứng suy tim tiến triển nên tiếp tục điều trị bằng lisinopril.
- Biến chứng thận do đái tháo đường: Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tăng huyết áp mới bắt đầu bị biến chứng ở thận, liều lisinopril là 10mg, 1 lần/ngày, có thể tăng lên 20mg, 1 lần/ngày, nếu cần, để đạt được huyết áp tâm trương lúc ngồi dưới 90 mmHg. Trong trường hợp suy thận (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút), liều khởi đầu nên được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân (tham khảo Bảng 1 bên dưới).
Chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận: Bảng 1: Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận dựa theo độ thanh thải creatinin:
Độ thanh thải creatinin (ml/phút) |
Liều khởi đầu (mg/ngày) |
Dưới 10 |
2,5 |
10 - 30 |
2,5 - 5 |
31 - 80 |
5 - 10 |
- Liều và/hoặc số lần uống thuốc nên được điều chỉnh theo sự đáp ứng của huyết áp. Có thể chỉnh liều lên đến khi huyết áp được kiểm soát hoặc đến tối đa 40 mg/ngày.
- Trẻ em: Dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả cho trẻ em trên 6 tuổi bị tăng huyết áp còn hạn chế. Không khuyến cáo sử dụng lisinopril cho trẻ em với chỉ định khác ngoài chỉ định tăng huyết áp. Không khuyến cáo sử dụng lisinopril cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc trẻ bị suy thận nặng (GFR < 30 ml/phút/1,73m2 ).
Cách dùng
- Cần uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày. Sự hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Liều nên được cho theo tình trạng của bệnh nhân và theo đáp ứng về huyết áp. Khuyến cáo sử dụng dạng bào chế có hàm lượng thích hợp với trường hợp liều dùng dưới 10mg.
Quá liều
- Triệu chứng: Tài liệu về quá liều ở người còn hạn chế. Các triệu chứng liên quan đến quá liều các chất ức chế ACE bao gồm hạ huyết áp, sốc tuần hoàn, rối loạn điện giải, suy thận, tăng thông khí, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nhịp tim chậm, chóng mặt, lo lắng và ho.
- Cách xử trí: Điều trị được khuyến cáo khi quá liều là truyền tĩnh mạch dung dịch muối thông thường. Nếu bị hạ huyết áp, nên đặt bệnh nhân ở vị trí thích hợp. Cũng có thể xem xét điều trị bằng tiêm truyền angiotensin II và/hoặc tiêm tĩnh mạch catecholamin, nếu có thể. Nếu mới uống thuốc, dùng các biện pháp để loại bỏ lisinopril (như gây nôn, rửa dạ dày, dùng chất hấp thụ và natri sulfat). Có thể loại bỏ lisinopril khỏi vòng tuần hoàn chung bằng thẩm tách máu. Liệu pháp điều hòa nhịp tim được chỉ định để điều trị nhịp tim chậm. Nên theo dõi thường xuyên dấu hiệu Vital, các chất điện giải trong huyết thanh và nồng độ creatinin.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc hoặc bất kỳ thuốc ức chế enzym chuyển (ACE) nào khác.
- Bệnh nhân có tiền sử phù mạch do dùng thuốc ức chế enzym chuyển. Bệnh nhân bị phù mạch do di truyền hoặc tự phát.
- Phụ nữ có thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Chống chỉ định sử dụng kết hợp lisinopril và các thuốc có chứa aliskiren cho bệnh nhân tiểu đường hoặc suy thận (GFR < 60 ml/phút/1,73m2
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Thường gặp, ADR > 1/100:
- Hệ thần kinh và tâm thần: Hoa mắt, đau đầu.
- Tim mạch: Hiệu ứng thế đứng (bao gồm hạ huyết áp).
- Hô hấp: Ho.
- Dạ dày - ruột: Tiêu chảy, nôn.
- Thận và tiết niệu: Rối loạn chức năng thận.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Hệ thần kinh và tâm thần: Thay đổi tâm trạng, dị cảm, chóng mặt, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ.
- Tim mạch: Nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não, có thể gây hạ huyết áp quá mức ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hiện tượng Raynaud.
- Hô hấp: Viêm mũi.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.
- Da và mô dưới da: Phát ban, ngứa.
- Sinh sản: Bất lực.
- Toàn thân: Mệt mỏi, suy nhược.
- Khác: Tăng ure máu, tăng creatinin huyết thanh, tăng enzym gan, tăng kali huyết.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000:
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm hemoglobin, giảm hematocrit.
- Hệ thần kinh và tâm thần: Rối loạn tâm thần.
- Tiêu hóa: Khô miệng.
- Da và mô dưới da: Nổi mày đay, rụng tóc, bệnh vảy nến, quá mẫn/phù mạch
- Thần kinh: Phù mạch thần kinh ở mặt, tử chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản.
- Thận và tiết niệu: Ure niệu, suy thận cấp.
- Sinh sản: Vú to ở nam giới.
- Nội tiết: Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp (SIADH).
- Khác: Tăng bilirubin trong huyết thanh, hạ natri huyết
Rất hiếm, ADR < 1/10000:
- Máu và hệ bạch huyết: Ức chế tủy xương, thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, sưng hạch lympho, bệnh tự miễn.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết.
- Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm xoang, viêm phế nang dị ứng/viêm phổi tăng bạch cầu eosin.
- Tiêu hóa: Viêm tụy, phù mạch ruột, viêm gan-tế bào gan hay ứ mật, vàng da và suy gan.
- Da và mô dưới da: Đổ mồ hôi, pemphigus, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, u bạch huyết giả ở da.
- Thận và tiết niệu: Thiểu niệu/vô niệu.
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc lợi tiểu: Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, đặc biệt là những bệnh nhân mới được điều trị bằng thuốc lợi tiểu gần đây, đôi khi có thể gặp hạ huyết áp quá mức khi sử dụng thêm lisinopril. Thuốc lợi tiểu giữ kali, bổ sung kali hay các muối thay thế có chứa kali: Đã xảy ra tăng kali huyết ở một số bệnh nhân. Yếu tố nguy cơ gây tiến triển tăng kali huyết bao gồm suy thận, tiểu đường và sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolacton, triamteren hay amilorid), bổ sung kali hay các muối thay thế có chứa kali.
- Lithi: Đã có báo cáo về hiện tượng tăng có hồi phục nồng độ kali trong huyết thanh và gây độc trong khi sử dụng đồng thời lithi với thuốc ức chế ACE. Không khuyến cáo sử dụng lisinopril với lithi; những nếu việc sử dụng kết hợp này là cần thiết, phải theo dõi cẩn thận nồng độ lithi trong huyết thanh.
- NSAID: Sử dụng kéo dài các NSAID có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế ACE. Dùng NSAID và thuốc ức chế ACE gây ra hiệu ứng phụ lên sự tăng nồng độ kali trong huyết thanh và có thể làm suy giảm chức năng thận. Những tác động này thường hồi phục được. Hiếm khi xảy ra suy thận cấp, đặc biệt ở những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương như người cao tuổi hay người bị mất nước. Các tác nhân hạ huyết áp khác: Sử dụng đồng thời các tác nhân này có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của lisinopril. Sử dụng đồng thời với glyceryl trinitrat và các nitrat khác hay các thuốc giãn mạch khác có thể làm giảm huyết áp mạnh hơn. Thuốc chống trầm cảm ba vòng/thuốc gây mê/thuốc giãn cơ: Sử dụng đồng thời với thuốc ức chế ACE có thể gây giảm huyết áp mạnh hơn. Thuốc tác động lên thần kinh giao cảm: Có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ức chế ACE.
- Thuốc trị tiểu đường: Các nghiên cứu về dịch tễ đã cho thấy sử dụng đồng thời thuốc ức chế ACE và thuốc tiểu đường (insulin, thuốc hạ đường huyết dùng đường uống) có thể gây tăng hiệu quả giảm đường huyết với nguy cơ gây hạ đường huyết. Hiện tượng này có nhiều khả năng xảy ra trong những tuần đầu điều trị kết hợp và ở những bệnh nhân suy thận. Vàng: Đã có báo báo thường xuyên gặp các phản ứng kiểu nitrit (các triệu chứng của giãn mạch bao gồm đỏ bừng, buồn nôn, chóng mặt và hạ huyết áp, có thể rất nghiêm trọng) sau khi tiêm vàng (như natri aurothiomalat) ở những bệnh nhân điều trị với thuốc ức chế ACE.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Phong tỏa kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS): Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồng thời chất ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali huyết và giảm chức năng thận (bao gồm cả suy thận cấp). Do đó không khuyến cáo sử dụng phong tỏa kép RAAS bằng việc dùng kết hợp chất ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II hay aliskiren. Nếu liệu pháp phong tỏa kép được xem là hoàn toàn cần thiết, thì phải được giám sát và theo dõi chức năng thận, điện giải và huyết áp một cách chặt chẽ thường xuyên. Không sử dụng đồng thời chất ức chế ACE và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II cho bệnh nhân bị bệnh thận do đái tháo đường.
- Hạ huyết áp triệu chứng: Hạ huyết áp triệu chứng ít gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp không biến chứng. Bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị lisinopril, thường xảy ra hạ huyết áp hơn nếu bệnh nhân bị mất dịch, như được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, hạn chế muối trong chế độ ăn, lọc máu, tiêu chảy hoặc nôn, có tăng huyết áp phụ thuộc renin nặng. Ở bệnh nhân suy tim, có hay không có kết hợp với suy thận, đã quan sát thấy hạ huyết áp triệu chứng. Hiện tượng này thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân có mức độ suy tim nặng hơn, như sử dụng liều cao thuốc lợi tiểu quai, hạ natri huyết hay suy chức năng thận. Với những bệnh nhân tăng nguy cơ hạ huyết áp triệu chứng, khởi đầu điều trị và chỉnh liều nên được theo dõi chặt chẽ. Cần xem xét tương tự với những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim hoặc bệnh mạch máu não vì với những bệnh nhân này hạ huyết áp quá mức có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Nếu bị hạ huyết áp, nên đặt bệnh nhân ở vị trí nằm ngửa, nếu cần, cho truyền tĩnh mạch dung dịch muối thông thường. Không chống chỉ định với liều dùng tiếp theo nếu bị hạ huyết áp thoáng qua, liều tiếp theo có thể được dùng thường xuyên mà không gặp vấn đề gì nếu huyết áp tăng theo sự giãn nở thể tích, ở một số bệnh nhân suy tim có huyết áp bình thường hoặc thấp, có thể xảy ra huyết áp hệ thống bị thấp thêm với lisinopril. Tác động này có thể đoán trước và không cần ngưng điều trị. Nếu hạ huyết áp trở thành triệu chứng, có thể cần phải giảm liều hoặc ngưng sử dụng lisinopril.
- Hạ huyết áp trong nhồi máu cơ tim cấp: Không được bắt đầu điều trị lisinopril cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có nguy cơ giảm huyết động nghiêm trọng sau khi điều trị bằng thuốc giãn mạch. Đây là những bệnh nhân có huyết áp tâm thu 100 mmHg hoặc thấp hơn hay là những bệnh nhân bị sốc tim. Trong 3 ngày đầu tiên sau nhồi máu, nên giảm liều nếu huyết áp tâm thu là 120 mmHg hay thấp hơn. Nên giảm liều duy trì đến 5mg hoặc tạm thời đến 2,5mg nếu huyết áp tâm thu là 100 mmHg hay thấp hơn. Nếu hạ huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu < 90 mmHg trong hơn 1 giờ) nên ngưng sử dụng lisinopril.
- Hẹp van động mạch chủ và van 2 lá/phì đại cơ tim: Thận trọng khi sử dụng lisinopril cho bệnh nhân hẹp van 2 lá và bị tắc nghẽn dòng chảy của tâm thất trái như hẹp động mạch chủ hoặc phì đại cơ tim.
- Suy chức năng thận: Trong các trường hợp suy thận, cần chỉnh liều khởi đầu của lisinopril; theo dõi thường xuyên kali và creatinin. Bệnh nhân suy tim, hạ huyết áp sau khi bắt đầu điều trị với chất ức chế ACE có thể dẫn đến suy thêm chức năng thận. Đã có báo cáo về suy thận cấp, thường hồi phục trong trường hợp này. Ở một số bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên đơn lẻ đã được điều trị bằng chất ức chế enzym chuyển, thấy có tăng ure huyết và creatinin huyết thanh, thường hồi phục sau khi ngưng thuốc. Đặc biệt ở bệnh nhân bị suy thận. Nếu bệnh nhân này có tăng huyết áp do động mạch thận thì tăng nguy cơ hạ huyết áp nghiêm trọng và suy thận. Với những bệnh nhân này, việc điều trị nên được bắt đầu dưới sự giám sát chặt chẽ với liều thấp và chỉnh liều một cách cẩn thận. Vì việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu có thể là một yếu tố gây ra tình trạng trên nên cần ngưng dùng thuốc này và theo dõi chức năng thận trong những tuần đầu điều trị với lisinopril. Ở một số bệnh nhân tăng huyết áp không có bệnh mạch máu thận rõ ràng từ trước, có tiến triển tăng ure huyết và creatinin huyết thanh, thường nhẹ và thoáng qua, đặc biệt khi sử dụng đồng thời lisinopril và thuốc lợi tiểu. Điều này thường xảy ra với bệnh nhân đã suy thận từ trước. Có thể phải giảm liều và/hoặc ngưng thuốc lợi tiểu và/hoặc lisinopril. Trong nhồi máu cơ tim cấp, không nên bắt đầu điều trị với lisinopril cho bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức năng thận, như nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 177 micromol/l và/hoặc protein niệu vượt quá 500 mg/24 giờ. Nếu rối loạn chức năng thận tiến triển trong khi điều trị bằng lisinopril (nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 265 micromol/l hoặc tăng gấp đôi giá trị trước khi điều trị) nên xem xét ngưng dùng thuốc.
- Quá mẫn/Phù: Hiếm gặp phù mặt, tứ chi, môi, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản ở những bệnh nhân điều trị với chất ức chế enzym chuyển, kể cả lisinopril. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. Trong những trường hợp này, nên kịp thời ngưng lisinopril, có điều trị và theo dõi thích hợp để đảm bảo các triệu chứng giảm hoàn toàn. Ngay trong những trường hợp chỉ bị sưng lưỡi, không bị suy hô hấp, bệnh nhân có thể vẫn cần phải theo dõi một thời gian dài vì việc điều trị với antihistamin và corticosteroid có thể không đủ. Rất hiếm khi xảy ra tử vong do phù mạch kết hợp với phù thanh quản hay phù lưỡi. Bệnh nhân bị phù lưỡi, thanh môn hay thanh quản có thể bị tắc nghẽn đường thở, đặc biệt ở những người đã từng phẫu thuật đường thở. Trong những trường hợp này cần cấp cứu kịp thời, như dùng adrenalin (epinephrin) và/hoặc duy trì đường thở cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi các triệu chứng giảm hoàn toàn và ổn định. Bệnh nhân có tiền sử phù mạch không liên quan đến thuốc ức chế ACE có thể tăng nguy cơ bị phù mạch khi dùng thuốc ức chế ACE.
- Phản ứng phản vệ ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo: Đã có báo cáo phản ứng phản vệ xảy ra ở bệnh nhân chạy thận với màng lọc dòng chảy cao (ví dụ AN69) và điều trị đồng thời với thuốc ức chế ACE. Cần sử dụng loại màng lọc máu khác hay nhóm thuốc hạ huyết áp khác.
- Phản ứng phản vệ trong quá trình lọc lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Hiếm gặp phản ứng phản vệ đe dọa đến tính mạng ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE trong quá trình lọc LDL với dextran sulfat. Tránh xảy ra phản ứng này bằng cách ngưng tạm thời thuốc ức chế ACE trước mỗi lọc.
- Giải cảm ứng: Bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE trong khi điều trị giải cảm ứng (ví dụ nhiễm nọc độc côn trùng cánh màng) có phản ứng phản vệ liên tục. Ở những bệnh nhân này, các phản ứng này có thể tránh được khi tạm ngưng thuốc ức chế ACE, nhưng có thể xuất hiện lại khi sử dụng lại thuốc này.
- Suy gan: Rất hiếm gặp hội chứng bắt đầu với vàng da ứ mật hay viêm gan và tiến triển đến hoại tử gan cấp và tử vong (đôi khi xảy ra) có liên quan đến thuốc ức chế ACE. Cơ chế của hội chứng này chưa được biết rõ. Những bệnh nhân dùng lisinopril bị vàng da tiến triển hoặc enzym gan cao nên ngưng sử dụng lisinopril và được theo dõi thích hợp.
- Giảm bạch cầu/Mất bạch cầu hạt: Đã có báo cáo về giảm bạch cầu/mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế ACE. Những bệnh nhân có chức năng thận bình thường và không có yếu tố phức tạp nào khác, hiếm xảy ra giảm bạch cầu. Giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt hồi phục sau khi ngưng thuốc ức chế ACE. Rất thận trọng khi sử dụng lisinopril cho bệnh nhân bị bệnh collagen mạch máu, điều trị ức chế miễn dịch, điều trị bằng allopurinol hay procainamid hoặc kết hợp các yếu tố phức tạp, đặc biệt khi có bị suy chức năng thận từ trước. Một số bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, một vài trường hợp không đáp ứng với điều trị kháng sinh mạnh. Nếu sử dụng lisinopril cho những bệnh nhân này, cần theo dõi định kỳ số lượng bạch cầu và hướng dẫn bệnh nhân biết để thông báo khi có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
- Tăng kali huyết: Ở một số bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế ACE, kể cả lisinopril, thấy có tăng kali huyết thanh. Những bệnh nhân có nguy cơ tiến triển tăng kali huyết bao gồm bệnh nhân suy thận, tiểu đường, dùng đồng thời thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, bổ sung kali hay các muối thay thế có chứa kali hay sử dụng những thuốc khác có liên quan đến tăng kali huyết thanh (như heparin). Nếu việc sử dụng đồng thời các tác nhân nêu trên là hợp lý, cần theo dõi thường xuyên kali huyết thanh.
- Bệnh nhân tiểu đường: Cần theo dõi chặt chẽ đường huyết trong tháng đầu điều trị với thuốc ức chế ACE ở những bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc trị tiểu đường dùng đường uống hay insulin.
- Lithi: Không khuyến cáo sử dụng kết hợp lithi và lisinopril.
- Thuốc này có chứa: Manitol. Có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ
- Không dùng thuốc khi quá hạn sử dụng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Ba tháng đầu thai kỳ: Không khuyến cáo sử dụng thuốc ức chế ACE. Ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ: Chống chỉ định.
- Phụ nữ cho con bú: Chưa xác định thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, không nên dùng thuốc cho người đang nuôi con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Thận trọng dùng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao và các hoạt động khác vì thỉnh thoảng thuốc gây chóng mặt, mệt mỏi hay nhầm lẫn.
Bảo quản
- Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
if you are foreigners, please contact us via phone number 0918 00 6928
or chat: