Scilin M30 100IU/ml Bioton 10ml - Trị đái tháo đường
Thông tin chung
Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)
- Đăng ký tài khoản Doanh nghiệp (Quầy thuốc, Nhà Thuốc, Phòng khám, Doanh Nghiệp) Hướng dẫn đăng ký xem giá sỉ
- Tìm hiểu các loại bệnh phổ biến Tìm hiểu bệnh
- Tìm hiểu thông tin các Hoạt chất thông dụng
Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK
Giao hàng nhanh tại Tp HCM
Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày
CSKH1: 08.9939.1368
CKSH2: 08.1900.8095
HTKD: 0901.346.379
Tresiba 100ui/ml Novo Nordisk 5 cây x 3ml - Bút tiêm giúp trị đái tháo đường
Thành phần
- Insulin Human: 100IU
Công dụng (Chỉ định)
- Đái tháo đường tuýp1 (phụ thuộc insulin).
- Đái tháo đường tuýp II (không phụ thuộc insulin) khi các thuốc chống đái tháo đường tổng hợp không còn hiệu quả, khi nhiễm toan máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.
- Cấp cứu tăng đường huyết trong: Đái tháo đường nhiễm acid cetonic, hôn mê tăng đường huyết, tăng thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.
- Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose.
- Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường.
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai, đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.
Liều dùng
- Liều lượng theo nhu cầu của mỗi người bệnh và được điều chỉnh theo kết quả giám sát đều đặn nồng độ glucose trong máu.
Liều khởi đầu thông thường ở người lớn:
- Tiêm khoảng 20 - 40 IU/ngày, tăng dần khoảng 2 IU/ngày, cho tới khi đạt nồng độ glucose trong máu mong muốn. Tổng liều trong ngày không vượt quá 80 IU là bất thường và có thể nghĩ đến kháng insulin. Nhiều cách điều trị bao gồm dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan cùng với một insulin tác dụng trung gian như insulin isophan hoặc dịch treo hỗn hợp insulin kẽm. Phối hợp như vậy thường được tiêm dưới da ngày 2 lần với 2/3 tổng liều trong ngày tiêm trước bữa ăn sáng và 1/3 còn lại tiêm trước bữa ăn chiều.
Hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton:
- Insulin dùng để xử trí cấp cứu nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Chỉ được dùng insulin tác dụng ngắn hòa tan. Điều chỉnh insulin theo nồng độ glucose trong máu.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Liều khởi đầu tiêm insulin đươc khuyên dùng ở trẻ em phát hiện sớm bị tăng glucose huyết trung bình và không có ceton niệu là 0,3 đến 0,5 IU/kg/ngày, tiêm dưới da.
Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận, người già trên 65 tuổi:
- Liều lượng và cách dùng tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân.
Cách dùng
- Tiêm Scilin M30 100 IU/ml dưới da, chỉ những trường hợp ngoại lệ mới tiêm bắp.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Hạ đường huyết.
- Quá mẫn cảm với insulin hay bất kỳ một thành phần nào của thuốc.
- Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
- Hạ đường huyết: Các trường hợp hạ đường huyết thường xuất hiện đột ngột như đổ mồ hôi, hoa mắt, run tay chân, cảm giác đói, lo âu, cảm giác kiến bò ở tay, chân, môi hoặc lưỡi, rối loạn tập trung, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất kiểm soát, giãn đồng tử, rối loạn thị giác, rối loạn lời nói, trí tuệ, dễ cáu kỉnh. Hạ đường huyết nghiêm trọng dẫn đến bất tỉnh, suy giảm chức năng não tạm thời hoặc vĩnh viễn hoặc có thể dẫn đến tử vong.
- Tăng đường huyết: Có thể dẫn đến nhiễm toan ceton gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, đỏ mặt, khô miệng, tăng niệu, khát nước, chán ăn, hơi thở có mùi ceton, mất nước, hôn mê và tử vong.
- Khác: Dị ứng với insulin, kháng insulin, loạn dưỡng mỡ sau tiêm (teo hoặc phì đại mô mỡ).
Tương tác với các thuốc khác
- Không nên trộn lẫn với insulin động vật và insulin hỗn hợp từ các nhà sản xuất khác.
- Nhiều thuốc hay sử dụng (ví dụ một số thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tim mạch, thuốc làm giảm lipid máu, thuốc thay thế tuyến giáp, thuốc điều trị động kinh, salicylate, thuốc kháng sinh, thuốc viên tránh thai) có thể ảnh hưởng đến tác dụng của insulin và hiệu quả điều trị insulin.
Thuốc và các chất tăng tác dụng của insulin:
- Thuốc chẹn beta, chloroquine, chất ức chế ACE, chất ức chế MAO, methyldopa, clonidine, pentamidine, salicylate, steroid đồng hóa, cyclophosphamide, kháng sinh nhóm sulfonamid, tetracycline, kháng sinh quinolone và cồn ethyl.
Các thuốc làm giảm tác dụng của insulin:
- Diltiazem, dobutamine, estrogen (kể cả thuốc tránh thai đường uống), phenothiazine, phenytoin, hormone giáp trạng, heparin, calcitonin, corticosteroid, các thuốc chống virus dùng cho người nhiễm HIV, vitamin và thiazide lợi tiểu.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
- Chỉ bác sĩ mới có thể thay đổi liều lượng insulin hoặc khuyên trộn insulin hoặc đổi dạng này sang dạng khác.
Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu có có bất kỳ biểu hiện sớm của dị ứng với bất kỳ dịch insulin nào cũng như các thuốc khác, thức ăn, đồ hộp hoặc phẩm màu.
- Trong thời gian điều trị bằng insulin phải theo dõi lượng đường trong máu và trong nước tiểu, HbA1C hoặc lượng đường fructose trong máu.
- Bệnh nhân nên học cách tự kiểm tra lượng đường trong máu và trong nước tiểu bằng cách sử dụng những xét nghiệm đơn giản (ví dụ xét nghiệm vạch). Trong trường hợp xét nghiệm không chính xác nên thông báo ngay cho bác sĩ.
- Ở những bệnh nhân khác nhau, triệu chứng hạ đường huyết có thể xảy ra ở những thời điểm khác nhau và mức độ khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân nên học cách tự nhận biết những đặc điểm triệu chứng của chứng hạ đường huyết cho bản thân. Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên thậm chí ở mức độ nhẹ cũng nên đến bác sĩ để thay đổi liều insulin hoặc chế độ ăn.
- Bệnh nhân chuyển dùng insulin động vật sang insulin người nên sử dụng liều insulin nhỏ hơn (có khả năng gây hạ đường huyết). Một số bệnh nhân không cảm thấy các triệu chứng sớm của hạ đường huyết sau tiêm insulin người mạnh bằng tiêm insulin động vật.
- Bệnh nhân có đái tháo đường lâu ngày hoặc đái tháo đường có biến chứng thần kinh hoặc bệnh nhân dùng song song với các thuốc beta - adrenolytycal và đạt tới sự mất cân bằng glucose trong máu thì các triệu chứng sớm của hạ đường huyết cũng sẽ yếu hơn. Cả chứng tăng đường huyết và hạ đường huyết nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất ý thức, hôn mê hoặc tử vong.
- Bệnh nhân nên đến bác sĩ đều đặn nhất là khi bắt đầu sử dụng insulin.
- Điều rất quan trọng phải giữ chế độ ăn đều đặn và đủ dinh dưỡng.
- Nhu cầu insulin giảm nếu có tăng hoạt động thể lực, vận động mạnh của cơ mà tiêm insulin sẽ thúc đẩy nhanh sự hạ đường huyết.
- Khi bệnh nhân chuyển sang những nơi mà ít nhất có 2 lần đổi múi giờ thì nên đến bác sĩ thay đổi giờ tiêm insulin. Trong khi bay, nên giữ insulin trong hành lý xách tay chứ không để trong khoang hành lý.
- Thay đổi liều lượng insulin nếu có các triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng nặng (đòi hỏi tăng đáng kể nhu cầu insulin), chấn thương tinh thần, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa có nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dạ dày ruột, rối loạn hấp thu. Những trường hợp này phải luôn cần đến tư vấn của bác sĩ. Vì vậy lượng đường trong máu và trong nước tiểu cần phải kiểm soát thường xuyên và nếu cho kết quả không đúng tuyệt đối bắt buộc phải đến bác sĩ. Tuân thủ liều lượng insulin và chế độ ăn hợp lý.
- Thậm chí cả những thuốc bán trên thị trường mà không cần có đơn của bác sĩ (như thuốc cảm cúm, hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm nhu cầu ăn) cũng có thể làm thay đổi nhu cầu insulin. Bởi vậy mỗi khi dùng thuốc này cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Phụ nữ mang thai có bệnh đái tháo đường vẫn yêu cầu sử dụng insulin. Duy trì mức đường huyết chính xác trong khi có thai là cực kỳ quan trọng vì tăng đường huyết ở phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu insulin giảm nhanh và cần thiết phải giảm liều insulin và sẽ tăng dần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, thông thường bằng 75% liều insulin trước khi có thai. Sau khi sinh nhu cầu insulin mới lại giảm nhanh.
- Thời kỳ cho con bú: Trong khi điều trị insulin vẫn có thể cho con bú vì hormone này được hòa tan trong đường tiêu hóa. Nhu cầu insulin trong khi đang cho con bú thấp hơn trước khi có thai và trở về mức bình thường sau 6 đến 9 tháng.
Người lái xe và vận hành máy móc
- Ảnh hưởng đến việc điều trị insulin đúng liều đến khả năng lái xe là chưa được nghiên cứu. Bệnh nhân có thể bị tật nguyền do chứng tăng đường huyết gây ra các rối loạn thần kinh trung ương với các triệu chứng: Đau đầu, lo lắng, nhìn đôi, rối loạn phối hợp và đánh giá khoảng cách (rối loạn khoảng cách). Khi bắt đầu điều trị insulin, việc thay đổi loại insulin, stress hoặc vận động thể lực quá sức làm thay đổi đáng kể lượng đường huyết, thì những rối loạn về khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể xảy ra.
Bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80C
- Tránh xa tầm tay trẻ em.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
if you are foreigners, please contact us via phone number 0918 00 6928
or chat: