icon 0939 115 175 - icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Agimepzol 40mg Agimexpharm 10 vỉ x 10 viên

Số lượt mua:
0
Mã sản phẩm:
14237
Thương hiệu:
Agimexpharm

Agimepzol 40mg Agimexpharm được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Điều trị loét tá tràng.
  • Phòng ngừa tái phát loét tá tràng.
  • Điều trị loét dạ dày
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày.
Giá bán lẻ:
Liên hệ

Thông tin chung

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM (Chi tiết)
MetaShip giao hàng đến 18h từ thứ 2 đến Thứ 7 (Sau 18h được chuyển sang ngày hôm sau)

Giao hàng toàn quốc: Viettel Post, VNPost, GHN, GHTK

Giao hàng nhanh tại Tp HCM

Đổi trả miễn phí trong vòng 7 ngày

 CSKH1: 08.9939.1368

 CKSH2: 08.1900.8095

  HTKD: 0901.346.379

Quan tâm Minh Châu trên Zalo
Bạn chưa có tài khoản?
Yêu cầu shop gọi lại
Sản phẩm cùng công thức Xem tất cả
Bạn cũng sẽ thích
Thông số sản phẩm
Quy cách đóng gói 100 viên
Thương hiệu Agimexpharm
Tiêu hóa Omeprazole
Xuất xứ Việt Nam

Thành phần

  • Hoạt chất: Omeprazol 40mg
  • Tá dược: Vừa đủ 1 viên

Công dụng (Chỉ định)

Viên nang Agimepzol được chỉ định trong những trường hợp sau:

Người lớn

  • Điều trị loét tá tràng.
  • Phòng ngừa tái phát loét tá tràng.
  • Điều trị loét dạ dày
  • Phòng ngừa tái phát loét dạ dày.
  • Kết hợp với kháng sinh thích hợp, loại trừ Helicobacter pylori (H. pylori) trong bệnh loét dạ dày.
  • Điều trị loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ở bệnh nhân có nguy cơ.
  • Điều trị chứng viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
  • Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

Trẻ em:

Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10kg:

  • Điều trị chứng viêm thực quản trào ngược.
  • Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid trong bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

Trẻ em và vị thành niên trên 4 tuổi: Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do H. pylori.

Liều dùng

Người lớn:

Điều trị loét tá tràng:

  • Liều khuyến cáo đối với bệnh nhân loét tá tràng tiến triển là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng hai tuần. Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, việc chữa lành bệnh thường điều trị thêm hai tuần nữa. Ở bệnh nhân loét tá tràng đáp ứng kém omeprazol 40mg một lần mỗi ngày được khuyến cáo và việc lành bệnh thường đạt được trong bốn tuần.

Phòng ngừa tái phát loét tá tràng:

  • Để phòng ngừa tái phát loét tá tràng ở bệnh nhân âm tính với H. pylori hoặc khi không thể loại trừ H. pylori, liều khuyến cáo là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày. Ở một số bệnh nhân, liều 10mg mỗi ngày có thể là đủ. Trong trường hợp điều trị thất bại, liều có thể tăng lên 40mg.

Điều trị loét dạ dày

  • Liều khuyến cáo là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày. Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần. Đối với những bệnh nhân có thể không hồi phục hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, thì việc lành bệnh thường đạt được trong thời gian điều trị thêm bốn tuần nữa. Đối với bệnh nhân bị loét dạ dày đáp ứng kém omeprazol 40mg một lần mỗi ngày được khuyến cáo và chữa lành bệnh thường đạt được trong vòng 8 tuần.

Phòng ngừa tái phát loét dạ dày:

  • Để phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng đáp ứng kém, liều khuyến cáo là 20mg x 1 lần/ngày. Nếu cần, liều có thể tăng lên đến omeprazol 40mg mỗi ngày một lần.

Loại trừ H. pylori trong bệnh loét dạ dày:

Để loại trừ H. pylori, việc lựa chọn kháng sinh nên xem xét sự dung nạp thuốc của mỗi bệnh nhân và phải được thực hiện theo mô hình kháng thuốc của quốc gia, khu vực và địa phương và hướng dẫn điều trị:

  • Omeprazol 20mg + clarithromycin 500mg + amoxicillin 1.000mg, từng loại thuốc dùng hai lần mỗi ngày trong một tuần, hoặc
  • Omeprazol 20mg + clarithromycin 250mg (thay thế 500mg) + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg), từng loại thuốc dùng mỗi ngày hai lần trong một tuần hoặc
  • Omeprazol 40mg một lần mỗi ngày với amoxicillin 500mg và metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg), hai loại sau dùng ba lần một ngày trong một tuần.
  • Trong mỗi phác đồ, nếu bệnh nhân vẫn còn dương tính với H. pylori, liệu pháp có thể được lặp lại.

Điều trị loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID):

  • Để điều trị loét dạ dày tá tràng và loét tá tràng do NSAID, liều khuyến cáo là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày. Hầu hết các bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần. Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau đợt điều trị đầu, thường khỏi bệnh trong thời gian điều trị thêm bốn tuần nữa.

Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng có liên quan với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ở bệnh nhân có nguy cơ:

  • Để phòng ngừa loét dạ dày tá tràng hoặc loét tá tràng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (> 60 tuổi, có tiền sử loét dạ dày và tá tràng, có tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên) liều khuyến cáo là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày.

Điều trị viêm thực quản trào ngược:

  • Liều khuyến cáo là omeprazol 20mg x 1 lần/ngày. Hầu hết các bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng bốn tuần. Đối với những bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị đợt đầu, việc lành bệnh thường đạt được trong thời gian điều trị thêm bốn tuần nữa.
  • Ở những bệnh nhân viêm thực quản nghiêm trọng, omeprazol 40mg x 1 lần/ngày được khuyến cáo và khỏi bệnh thường đạt được trong vòng 8 tuần.

Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã chữa lành để phòng ngừa tái phát:

  • Để điều trị dài hạn bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã được chữa lành, liều khuyến cáo là omeprazol 10mg x 1 lần/ngày. Nếu cần, có thể tăng liều lên đến omeprazol 20-40mg một lần mỗi ngày.

Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản:

  • Liều khuyến cáo là omeprazol 20mg mỗi ngày. Bệnh nhân có thể đáp ứng đầy đủ với liều 10mg mỗi ngày, do đó điều chỉnh liều theo từng cá nhân nên được xem xét.
  • Nếu kiểm soát triệu chứng không đạt được sau bốn tuần điều trị với omeprazol 20mg mỗi ngày, cần tiến hành kiểm tra thêm.

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Đối với bệnh nhân có hội chứng Zollinger-Ellison liều nên được điều chỉnh riêng từng cá nhân và việc điều trị được tiếp tục miễn là được chỉ định lâm sàng. Liều khởi đầu được khuyến cáo là omeprazol 60mg mỗi ngày. Tất cả bệnh nhân bị bệnh nặng và đáp ứng không đầy đủ với các liệu pháp khác đã được kiểm soát hiệu quả và hơn 90% bệnh nhân duy trì với liều omeprazol từ 20-120mg mỗi ngày. Khi liều vượt quá omeprazol 80mg mỗi ngày, liều dùng nên được chia ra và uống 2 lần/ngày.

Không sử dụng trong trường hợp (Chống chỉ định)

  • Quá mẫn với omeprazol và bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Cũng như tất cả các chất ức chế bơm proton khác, omeprazol không được dùng đồng thời với nelfinavir.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thường gặp:

  • Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp:

  • Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
  • Tăng transaminase (có hồi phục).

Hiếm gặp:

  • Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
  • Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Vú to ở đàn ông.
  • Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
  • Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
  • Co thắt phế quản.
  • Đau khớp, đau cơ.
  • Viêm thận kẽ.

Tương tác với các thuốc khác

  • Thuốc có sinh khả dụng bị ảnh hưởng bởi pH dịch vị: Vì sự ức chế tiết acid dịch vị kéo dài, nên về mặt lý thuyết omeprazol có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào pH (như ketoconazol, ampicillin và các muối sắt).
  • Các thuốc bị chuyển hóa bởi cytochrome P450 (CYP): Omeprazol là chất ức chế CYP2C19, nên có thể xảy ra tương tác với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19. Đã thấy có tương tác giữa clopidogrel và omeprazol, nhưng chưa rõ liên quan trên lâm sàng. Không khuyến khích sử dụng đồng thời omeprazole và clopidogrel.
  • Omeprazol có thể ức chế sự chuyển hóa (kéo dài thời gian thải trừ) của các thuốc được chuyển hóa trong gan như diazepam, phenytoin và warfarin. Chưa thấy thông báo tăng tỉ lệ bình thường quốc tế INR (International Normalized Ratio) về kết quả xét nghiệm đông máu và thời gian prothrombin ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế bơm proton, kể cả omeprazol cùng lúc với warfarin. Sự tăng INR và thời gian prothrombin có thể dẫn đến chảy máu thậm chí cả tử vong. Bệnh nhân được điều trị với các chất ức chế bơm proton và warfarin nên được theo dõi về tăng INR và thời gian prothrombin.
  • Mặc dù ở những đối tượng bình thường không thấy có tương tác với theophyllin hoặc propranolol, đã có thông báo lâm sàng về sự tương tác với các thuốc khác bị chuyển hóa qua hệ enzym trong cytochrom P450 (như cyclosporin, disulfiram, benzodiazepin). Cần theo dõi bệnh nhân để xác định xem liệu có cần điều chỉnh liều dùng các loại thuốc này khi sử dụng đồng thời với LOMAC-20 hay
    không.
  • Việc sử dụng đồng thời omeprazol với voriconazol (một chất ức chế kết hợp của CYP2C19 và CYP3A4) có thể dẫn đến phơi nhiễm omeprazol gấp hơn 2 lần. Bình thường thì không cần phải điều chỉnh liều omeprazol, tuy nhiên, ở những bệnh nhân có hội chứng Zollinger-Ellison, cần phải xem xét điều chỉnh liều khi dùng liều cao hơn đến 240 mg/ngày.
  • Nelfinavir: Phơi nhiễm với nelfinavir trong huyết tương bị giảm tới 40% (nồng độ nelfinavir) và 75- 90% (chất chuyển hóa có tác dụng) khi dùng đồng thời với omeprazol (liều 40mg một lần mỗi ngày). Chống chỉ định dùng đồng thời omeprazol với nelfinavir. Tương tác này có thể liên quan đến sự ức chế CYP2C19.
  • Atazanavir: Không khuyến cáo sử dụng đồng thời atazanavir với các thuốc ức chế bơm proton. Việc sử dụng đồng thời atazanavir với thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm đáng kề nồng độ atazanavir trong huyết tương và do đó có thể làm giảm tác dụng điều trị.
  • Tacrolimus: Dùng đồng thời omeprazol và tacrolimus có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong huyết thanh.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Trước khi sử dụng omeprazol cho người bị loét dạ dày, phải đảm bảo loại trừ khả năng bị u ác tính, do thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm hạn chế và chậm việc chẩn đoán.
  • Omeprazol có thể gây nhiễu với các nghiên cứu chẩn đoán khối u thần kinh nội tiết do tăng nồng độ chromogranin-A (CgA), do vậy nên tạm ngừng dùng omeprazol ít nhất 5 ngày trước khi đo nồng độ CgA.
  • Như với tất cả các phương pháp điều trị dùng thuốc dài ngày, đặc biệt là khi thời gian điều trị trên 1 năm, bệnh nhân cần được giám sát thường xuyên. Sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể gây tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter do làm thay đổi phần nào pH môi trường.
  • Như các loại thuốc ức chế tiết acid, omeprazol có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 do giảm hoặc thiếu acid dịch vị. Điều này cần được xem xét ở những bệnh nhân giảm dự trữ cơ thể hoặc có yếu tố nguy cơ làm giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị lâu dài
  • Đã thấy báo cáo giảm magnesi huyết nghiêm trọng ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton như omeprazol kéo dài (> 3 tháng, hầu hết các trường hợp dùng 1 năm). Biểu hiện nghiêm trọng của giảm magnesi huyết như mệt mỏi, co cứng cơ, mê sảng, co giật, chóng mặt và rối loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng thường tiềm tàng (không thể hiện rõ) và dễ bị bỏ qua. Trong hầu hết trường hợp nặng phát hiện được, các triệu chứng được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngừng thuốc ức chế proton, cần theo dõi nồng độ magnesi cho những bệnh nhân điều trị kéo dài hoặc dùng đồng thời omeprazol với digoxin trước khi bắt đầu và định kỳ trong quá trình điều trị. Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể làm tăng (10-40%) nguy cơ gãy xương (cột sống, hông, cổ tay), đặc biệt ở người cao tuổi hoặc người đã sẵn có các yếu tố nguy cơ khác. Những trường hợp có nguy cơ khác như loãng xương nên được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng, bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi.
  • Thuốc có chứa đường sucrose, những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu sucrase-isomaltase không nên dùng thuốc này. Thuốc ức chế bơm proton có liên quan đến những trường hợp lupus ban đỏ ở da bán cấp (subacute cutaneous lupus erythematosus- SCLE), mặc dù hiếm gặp. Nếu xảy ra tổn thương, đặc biệt là ở các khu vực da có tiếp xúc với ánh sáng, có kèm theo đau khớp, bệnh nhân cần được thăm khám kịp thời và chăm sóc sức khỏe, và nên ngừng dùng omeprazol. Nếu đã bị SCLE sau đợt điều trị trước với thuốc ức chế bơm proton thì có nhiều nguy cơ bị SCLE khi dùng các thuốc ức chế bơm proton khác.
  • Thận trọng khi sử dụng các thuốc có khả năng tương tác với omeprazol (xem phần tương tác thuốc)

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Để xa tầm tay trẻ em.


*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

if you are foreigners, please contact us via phone number 0918 00 6928
or chat:

*** Qúy khách hàng lưu ý, chosithuoc không bán lẻ thuốc trên Online, Chúng Tôi chỉ bán " Thuốc tây " cho các doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân kinh doanh " Thuốc tây, dược phẩm "  thông qua hợp đồng mua bán giữa các đối tác. Chosithuoc là trang web giới thiệu sản phẩm thông qua môi trường tiếp thị Online, việc hiện thị giá bán lẻ là giá thị trường để Qúy Khách tham khảo giá chung. Qúy Khách có nhu cầu " mua thuốc tây " vui lòng liên hệ nhà thuốc gần nhất. Chosithuoc xin cảm ơn. Thân ái!

Bình luận của bạn
*
*

Đánh giá và nhận xét

0
0 Khách hàng đánh giá &
0 Nhận xét
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Banner Quảng cáo

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top