Nên uống glucosamine vào lúc nào để đạt được hiệu quả tối ưu
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu quan tâm về sức khỏe ngày càng tăng lên. Hiện nay, nhiều người tìm đến glucosamine như một liệu pháp chăm sóc và hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc uống glucosamine vào lúc nào để đạt được hiệu quả tối ưu? Hãy cùng chosithuoc.com tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây nhé!
Hiện nay việc sử dụng glucosamine trở nên phổ biến
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hoạt chất xuất hiện ở trong sụn và các mô liên kết khớp trong cơ thể chúng ta. Chất này có khả năng ổn định dây chằng, sụn, gân và dịch khớp và làm giảm đau do tình trạng khô dịch khớp, sụn khớp. Glucosamine được biết đến với 3 dạng chính là: Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl-glucosamine. Người ta có thể chiết xuất Glucosamine từ chitin, một chất được tìm thấy trong các vỏ tôm, vỏ cua và các loại sinh vật biển khác.
Glucosamine là 1 loại hợp chất được cấu tạo từ Glucose và amino acid glutamine. Glucosamine đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nên các sụn khớp cho cơ thể. Hợp chất Glucosamine rất cần thiết để sản sinh ra các glycosaminoglycan giúp tu bổ sụn khớp. Tuy nhiên, tuổi càng cao cơ thể con người sẽ mất dần đi khả năng sản xuất ra glycosaminoglycan. Chính vì thế mà người lớn tuổi hay mắc bệnh lão hóa khớp. Để hỗ trợ xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn có thể bổ sung glucosamine thông qua các loại thuốc bổ xương khớp.
Bệnh nhân đau nhức xương khớp nên sử dụng glucosamine để hỗ trợ điều trị
Nên uống Glucosamine vào lúc nào để đạt hiệu quả nhất?
Hiện nay, việc sử dụng glucosamine để bảo vệ và hỗ trợ điều trị xương khớp ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng glucosamine đúng liều lượng, đúng thời điểm mới có thể đem lại những lợi ích tối ưu cho sức khỏe. Vậy nên uống glucosamine vào lúc nào?
Theo các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, glucosamine nên được sử dụng trong bữa ăn chính hoặc sau bữa ăn là tốt nhất. Vì đây là thời điểm mà cơ thể hoạt động mạnh mẽ, có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tối ưu. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy glucosamine cần được sử dụng trong vòng 2-4 tháng mới bắt đầu có tác dụng, một vài trường hợp có thể phát huy tác dụng sớm hơn, tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sử dụng glucosamine có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ tái tạo và phục hồi những sụn khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, glucosamine không có tác dụng điều trị các bệnh về xương khớp. Đây là một hoạt chất chứ không phải thuốc điều trị, bạn nên hiểu rằng glucosamine thiên về hỗ trợ cho bệnh nhân xương khớp hơn là điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.
Glucosamine góp phần làm cuộc sống thêm dẻo dai và khỏe mạnh
Những lưu ý khi sử dụng glucosamine
- Những người dị ứng với hải sản nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung glucosamine.
- Người bệnh tiểu đường nên thận trọng trong khi bổ sung glucosamine, vì nó có thể làm tăng mức đường trong máu.
- Hiện chưa có đủ các nghiên cứu lâu dài để có thể kết luận rõ ràng về sự an toàn của glucosamine đối với thai nhi. Phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống glucosamine.
- Một số trường hợp khi dùng glucosamine có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Khi sử dụng glucosamine, bạn cần uống nhiều nước và không dùng các loại nước hoa quả hay nước uống có gas mà chỉ dùng nước lọc.
Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có câu trả lời đối với câu hỏi nên uống glucosamine vào lúc nào? Những bệnh nhân xương khớp nên bổ sung glucosamine để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn, giúp bạn lấy lại cuộc sống dẻo dai và khỏe mạnh.
- Lời Khuyên Chuyên Gia: Bệnh Gút Nên Kiêng Cữ Những Gì?
- Chia Sẻ: 10 Bài tập yoga chữa đau thắt lưng tại nhà
- Giải Đáp: Đau thắt lưng ở nam giới là triệu chứng bệnh gì?
- Nhức mỏi toàn thân kèm đau họng nguyên nhân do đâu?
- Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng trên bên phải
- Giải đáp: Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ nguyên nhân do đâu?
- Cách chữa giãn dây chằng lưng nhanh chóng hiệu quả
- Giải đáp: Đau xương sống vùng thắt lưng là do đâu?
- Giải Đáp thắc mắc: đau ngang thắt lưng là bệnh gì?
- Giải Đáp: Bị đau vùng thắt lưng là bệnh gì?