Nguyên nhân và cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân
Theo thống kê hiện nay số người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân đang ngày một gia tăng. Và chủ yếu người mắc bệnh rơi vào độ tuổi khoảng từ 30 – 60 tuổi. Với nguyên nhân chủ yếu là do những tổn thương ở cột sống chèn ép xuống chân. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau dây thàn kinh tọa ở chân mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Đau dây thần kinh tọa ở chân
Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông to) là một dây thần kinh lớn, dài nhất cơ thể, chạy dọc từ sau lưng dưới tới mặt sau của hai chân. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và chân.
Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau thắt lưng xảy ra do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa với các biểu hiện như: đau tại cột sống thắt lưng, lan tới hông, mông và xuống hai chân. Tùy từng vị trí tổn thương mà hướng lan sẽ khác nhau.
Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa ở chân
Do bệnh lý thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gây đau dây thần kinh tọa. Theo thời gian, các đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài và khô cứng chèn vào rễ dây thần kinh hông và gây đau.
Lao động quá sức hoặc vận động không khoa học: Bê vác, vận chuyển đồ, kéo vật nặng hoặc ngồi sai tư thế sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây đau dây thần kinh tọa.
Nguyên nhân từ các bệnh lý cột sống: Một số bệnh lý cũng có thể gây đau thần kinh tọa như hẹp cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, viêm đĩa đệm,…
Đau thần kinh tọa do chấn thương hoặc nhiễm trùng: Gãy xương, viêm cơ, nhiễm trùng có thể chèn ép lên dây thần kinh hông dẫn đến những cơn đau thần kinh tọa.
Triệu chứng đau dây thần kinh tọa
Bệnh nhân đau thắt lưng kèm theo lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây tọa, thường đột ngột xuất hiện sau gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng hoặc sau cú bước hụt (do căn nguyên thoát vị đĩa đệm).
Cơn đau có thể âm ỉ hay đau cấp tính, thường tăng lên khi bệnh nhân gắng sức, thay đổi tư thế, ho hoặc hắt hơi. Đau thường tăng về đêm. Triệu chứng kèm theo: dị cảm (tê nóng, đau rát bỏng như dao đâm, hoặc cảm giác kiến bò bên bị bệnh.)
Biến chứng đau dây thần kinh tọa ở chân
- Nếu không được theo dõi và chữa trị đau dây thần kinh tọa ở chân kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động.
- Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, gây nên cáu bẳn, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.
- Khi bệnh đã tiến triển trong thời gian dài còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như như làm mất cảm giác và khả năng kiểm soát các hoạt động của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống, mở bàng quan hay thậm chí là tàn phế.
Cách phòng bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân
Phòng bệnh bằng cách tập thể dục đều để củng cố cơ lưng và cơ chân, tập cân đối hai bên và duy trì chế độ ăn phong phú đầy đủ canxi và khoáng chất. Tránh lạm dụng bia rượu, cà phê và thuốc lá.
- Với các vận động viên thể thao: nên khởi động làm nóng các cơ trước khi bước vào bài tập
- Với dân văn phòng: Khi làm việc: nên giữ tư thế thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, vai hơi ngả ra sau. Không nên ngồi quá lâu, mà thay đổi tư thể. Để gối phía sau lưng giúp lưng thẳng.
- Khi đứng lâu: nên có ghế hoặc điểm tì để kê một bên chân cao lên sau đó đổi chân.
- Khi bê đồ: nên ngồi xổm xuống sau đó nhấc đồ, hoặc bước 1 chân lên cao hạ gối thấp xuống để cột sống vẫn luôn thẳng. Và nên bê đồ sát vào người.
- Với người làm nghề nông hoặc công việc chân tay: nên lấy điểm tì là đầu gối để cầm cuốc xẻng và cũng bước 1 chân lên cao trùng gối xuống.
- Khi đi du lịch: mang balo nên đeo bằng 2 vai cân đối, không xách đồ lệch 1 bên.
- Khi nằm nên dùng đệm cứng, tránh đệm mềm. Nên để gối gác chân khi nằm nghiêng trong lúc ngủ (tránh nằm ngửa)…
- Tránh đi giày cao gót.
- Với người béo phì: nên tăng vận động và giảm cân.
Xem thêm: Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì? Chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông Y
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã tìm hiểu rõ hơn về bệnh đau dây thần kinh tọa ở chân. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe và đừng quên chia sẻ bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé.
- Lời Khuyên Chuyên Gia: Bệnh Gút Nên Kiêng Cữ Những Gì?
- Chia Sẻ: 10 Bài tập yoga chữa đau thắt lưng tại nhà
- Giải Đáp: Đau thắt lưng ở nam giới là triệu chứng bệnh gì?
- Nhức mỏi toàn thân kèm đau họng nguyên nhân do đâu?
- Nguyên nhân và triệu chứng đau lưng trên bên phải
- Giải đáp: Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ nguyên nhân do đâu?
- Cách chữa giãn dây chằng lưng nhanh chóng hiệu quả
- Giải đáp: Đau xương sống vùng thắt lưng là do đâu?
- Giải Đáp thắc mắc: đau ngang thắt lưng là bệnh gì?
- Giải Đáp: Bị đau vùng thắt lưng là bệnh gì?