{SLIDE}

Mất ngủ

Thứ năm, 24/01/2019 - 03:54 PM
Mất ngủ

1Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một hình thức trong rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ nghĩa là giảm về chất lượng và/hoặc số lượng giờ ngủ. Số giờ ngủ trung bình ở người trưởng thành khoảng 7 - 8 giờ. Biểu hiện của mất ngủ thay đổi ở những người khác nhau, như người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Mất ngủ được chia thành 2 loại:

Mất ngủ nguyên phát: Thường là không có nguyên nhân xác định.

Mất ngủ thứ phát: Có rất nhiều nguyên nhân như do căng thẳng tâm lý, do lạm dụng thuốc.

2Triệu chứng của mất ngủ

Triệu chứng đặc trưng của mất ngủ là người bệnh khó đi vào giấc ngủ, trong đó thời gian sinh học vào giấc ngủ khoảng 9 – 10 giờ đêm. Khó khăn trong giấc ngủ như: Thức dậy nhiều vào ban đêm, thức giấc không ngủ lại được.

Người bệnh có thể thức dậy quá sớm vào buổi sáng mà không ngủ lại được khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi ngay cả khi làm việc hay nghỉ ngơi.

Trong thời gian đó khả năng nhận thức, tâm lý rối loạn, bị khó tập trung, kích thích, lo âu, hay ngáp….

Thay đổi các hành vi, tính cách như, bốc đồng hay gây hấn, dễ giận hờn, cáu gắt.

Luôn cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ như: Gia đình, bạn bè và những người thân thiết.

3Nguyên nhân của mất ngủ

Mất ngủ nguyên phát: Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng để chẩn đoán, nhưng chủ yếu là do tâm sinh lý như thay đổi nơi ở, chỗ nghỉ ngơi.

Mất ngủ thứ phát: Chủ yếu là do các yếu tố bên ngoài hay còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi.

Người bệnh có thói quen sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ như trà, cà phê, rượu, bia.

Với người có thời gian sinh hoạt không đều đặn như giờ giấc ngủ nghỉ không điều độ, xem tivi nhiều giờ liền, ngủ ngày nhiều giờ.

Bệnh hay gặp ở những đối tượng hay gặp áp lực, căng thẳng, stress, lo âu, mệt mỏi trong công việc hay cuộc sống. Do môi trường sống xung quanh quá ồn ào, bụi bặm, môi trường ô nhiễm cũng góp phần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Do dùng thuốc điều trị một số bệnh như: Methyserginde, nicotin, scopolamine – thuốc giảm xung huyết ở mũi; các dẫn chất của xanthine, thuốc chống tăng huyết áp; steroid, thuốc kích thích tâm thần, hormon tuyến giáp… làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra chứng mất ngủ ở người bệnh.

Đối với người cao tuổi, mất ngủ thường là do mắc một số bệnh mạn tính như huyết áp, hô hấp, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, suy giãn tĩnh mạch… gây đau đớn, khó chịu, cộng thêm tâm lý lo lắng bệnh tật mà không ngủ được.

Đối với phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh thì mất ngủ là do sự rối loạn về nội tiết tố, suy giảm hormone sinh dục gây ra các rối loạn về giấc ngủ.

4Cách chữa bệnh mất ngủ

Nên tạo thói quen thức và ngủ đúng giờ. Nếu đi ngủ mà giấc ngủ không đến, ra khỏi giường làm việc gì đó như đọc sách, nghe nhạc thiền, đến khi nào buồn ngủ mới quay trở lại giường.

Tránh thời gian nằm thụ động ở trên giường (nằm mà không ngủ), nhất là vào ban ngày. Tránh dùng các chất kích thích (chè, cà phê, thuốc lá, rượu...) và tránh căng thẳng về cảm xúc.

Nên có chế độ làm việc, hoạt động, giải trí, rèn luyện thân thể...phải hợp lí trong thời gian thức. Trước khi ngủ dùng biện pháp êm dịu khác; xoa bóp, tắm nước ấm, tản bộ, nghe nhạc nhẹ,... những cách này được gọi là liệu pháp tâm lý giấc ngủ.

Nên áp dụng liệu pháp thư giãn: Là phương pháp để điều trị các bệnh tâm căn trong đó có mất ngủ rất có hiệu quả, gồm các phương pháp làm giãn cơ, thở khí công.

Dùng cơ thể tác động lại tâm thần: Tập thở, giãn cơ, tư thế làm cho tâm thần thoải mái, yên tĩnh, mất căng thẳng.

Ngày nay, các chế phẩm từ thảo dược như Lạc tiên, Bá tử nhân, Dạ giao đằng, Liên tâm, Sơn thù... được sử dụng hiệu quả trong liệu pháp điều trị bệnh mất ngủ. Và hầu như được người bệnh sử dụng khá rộng rãi trong điều trị cũng như hỗ trợ cho bệnh mất ngủ.

Và cách cuối cùng là sử dụng thuốc gây ngủ: Thuộc nhóm benzodiazepam có tác dụng rút ngắn thời gian vào ngủ, giảm thức giấc ban đêm….

Sử dụng thuốc kéo dài thời lượng giấc ngủ như Immovane, Noctamide, Stilnox.

Sử dụng Melatonin (Sleepnice) dạng hormone sinh ra bởi tuyến tùng, có tác dụng điều hoà nhịp sinh học của cơ thể, giúp có giấc ngủ tự nhiên vào buổi tối, không gây mệt mỏi ngầy ngật khi thức giấc, không gây phụ thuộc thuốc; uống 1 viên trước khi đi ngủ.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh cần phải kéo dài trong nhiều tháng theo chỉ định của thầy thuốc.

Laroxyl (amitriptiline), zoloft (sertraline), dogmatil (sulpirid).

5Cách phòng bệnh mất ngủ

Nên tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thậm chí cả dịp cuối tuần.

Tuyệt đối tránh nicotine, cà phê hoặc rượu vào ban đêm. Nên điều chỉnh giấc ngủ trưa kéo dài chừng 15 phút đến 30 phút.

Khi lên giường, nên ngủ đừng mang công việc hay xem tivi, giải trí vì những hoạt động này sẽ kéo dài, khó đi vào giấc ngủ.

Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, nên tránh tập thể dục trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Nên sắp xếp một không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và không quá nhiều ánh sáng. Nên để rèm tối màu ngăn được ánh sáng từ ngoài vào. Để dễ ngủ, người bệnh có thể để nhạc nhẹ nhàng giúp tránh được tiếng ồn từ bên ngoài, giúp dễ ngủ hơn.

Mất ngủ là chứng khá phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao và phần lớn những người mất ngủ không xác định được là mình bị mất ngủ. Nếu bệnh diễn biến nhanh và kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề như trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm hệ thống miễn dịch… Khi giấc ngủ bị rối loạn, thức dậy quá sớm, khó đi vào giấc ngủ, mệt mỏi,.. Nên đến các cơ sở khám bệnh để kịp thời điều trị. Để phòng bệnh nên có chế độ ngủ nghỉ hợp lý, sinh học, tránh uống cà phê chất kích thích vào buổi tối, thường xuyên tập thể dục, nghe nhạc nhẹ, và không nên ngủ trưa quá nhiều.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tâm thần, tâm lý liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top