icon 0939 115 175 - icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Đi cầu ra máu

Thứ năm, 17/01/2019 - 02:33 PM
Đi cầu ra máu

1Đi cầu ra máu là gì?

Đi cầu ra máu (đi tiêu ra máu), rất nhiều người cho rằng không đáng ngại, sẽ có thể tự khỏi, hoặc người bệnh e ngại không đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Đi cầu ra máu cũng giống như các bệnh khác, có thể diễn biến nặng lên, nếu kéo dài lâu sẽ dẫn đến một loạt các bệnh khác.

Không được xem thường tình trạng đi cầu ra máu vì một số trường hợp là bệnh nghiêm trọng chẳng hạn như: viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng,.. Vì vậy, cần điều trị sớm ngay khi phát hiện triệu chứng.

2Triệu chứng đi cầu ra máu

Hiện tượng có máu chảy ra từ hậu môn, đi cầu phân dính máu hoặc luôn có máu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen đều gọi chung là hiện tượng đi cầu ra máu.

Nếu để tình trạng đi cầu ra máu kéo dài không có cách xử lí kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu mất máu ít thì thường da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Nếu mất máu nhiều sẽ làm huyết áp tụt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức.

3Nguyên nhân đi cầu ra máu

Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh trĩ, sau đó là các triệu chứng như nứt kẽ hậu môn, các bệnh đường tiêu hóa, táo bón, ung thư trực tràng, polyp hậu môn và kết tràng, viêm kết tràng và một số nguyên nhân khác.

Bệnh trĩ: Nếu quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn thành từng giọt, thành tia, người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây khó chịu…

Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kỳ cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, chán ăn, sụt cân, thay đổi thói quen đi cầu.

Táo bón: Một người khỏe mạnh đi cầu mỗi 1-3 ngày. Hiện tượng lâu ngày không đi cầu khiến phân bị mất nước, khô, gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu khi đi cầu.

Polyp đại trực tràng: Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy độ nặng, thường không có triệu chứng nào khác, vì bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Tuy nhiên nếu không phát hiện và can thiệp sớm, tính mạng có thế bị đe dọa do thống kê có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Viêm loét đại trực tràng: Lượng máu không đáng kể. Lúc mới bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi cầu phân lỏng nhiều lần lẫn nhầy máu…Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn,…rất nguy hiểm.

Bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày, loét tá tràng, xơ gan,...

Các bệnh toàn thân khác như: bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, cũng có hiện tượng xuất huyết ở cơ quan khác.

Những người có nguy cơ đi cầu ra máu

- Ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, thích ăn đồ cay nóng, hút thuốc, uống rượu, thức khuya…

- Đọc báo, đọc sách khi đi đại tiện hay gọi điện thoại, chơi game khi đi đại tiện.

- Những người phải đứng hay ngồi nhiều: tài xế, nhân viên văn phòng, bác sĩ,...

- Táo bón mãn tính, thường là người lớn tuổi.

- Phụ nữ mang thai.

4Điều trị đi cầu ra máu

- Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ tùy theo nguyên nhân.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

- Hạn chế việc nặng, ngồi lâu, đứng nhiều.

- Giữ vệ sinh vùng hậu môn.

- Tập thể dục.

5Phòng ngừa đi cầu ra máu

Để phòng ngừa đi ngoài ra máu hiệu quả, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Uống nước ít nhất 2 lít/ngày

- Tập thể dục thường xuyên.

- Bổ sung nhiều rau, củ quả, thực phẩm giàu chất xơ.

- Ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, cà phê, trà đặc và các chất kích thích.

"Đi cầu ra máu là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện nay do tính chất công việc và lối sống không lành mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài với lượng máu mất nhiều gây thiếu máu và suy nhược cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà lượng máu ít hay nhiều. Bệnh đầu tiên phải kể đến là bệnh trĩ, táo bón, và các bệnh liên quan đến trực tràng, viêm đại trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Dù là nguyên nhân gì, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh."

(Hình ảnh tổng hợp từ lasyahealing.com, drborcich.net, webthaoduoc.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 - 0939 115 175
(Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top