1Tự kỷ là gì?
Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một hội chứng rối loạn phát triển có liên quan đến sự phát triển chức năng của não, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hành vi, sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.
Chứng tự kỷ thường xuất hiện ở trẻ em, là trẻ có sắc tộc khác, văn hóa và ngôn ngữ khác với nơi chúng sinh sống. Cũng có thể thấy được chứng tự kỷ ở trẻ em trong những hoàn cảnh khác nhau như trong các gia đình giàu có, nghèo khổ hoặc tri thức.
Tự kỷ được chia làm 2 loại:
- Tự kỷ điển hình (bẩm sinh): là loại tự kỷ phát hiện ngay khi trẻ được sinh ra đến trước 3 tuổi, trẻ có biểu hiện phát triển chậm.
- Tự kỷ không điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường từ 12 - 30 tháng tuổi, nhưng sau đó lại đột ngột không phát triển hoặc thoái triển như mất các kỹ năng đã học được hoặc những dấu hiệu khác.
2Tự kỷ có những dấu hiệu và triệu chứng gì?
Tùy vào từng cá nhân mà tự kỷ có những biểu hiện về hình thái và mức độ khác nhau. Thường thấy trong 3 năm đầu đời của trẻ.
Một số biểu hiện bao gồm:
- Không nói chuyện hoặc chậm nói.
- Chỉ ra dấu mà không sử dụng ngôn ngữ.
- Né tránh ánh mắt của người đối diện.
- Không muốn hay không thích người khác đụng chạm vào mình ngay cả cha mẹ hoặc người thân.
- Không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài.
- Không thích chơi đùa với bạn bè hoặc người khác.
- Không có khái niệm về thời gian, không thể đóng vai vào nhân vật khi chơi đùa.
- Kén ăn.
- Khó ngủ.
- Khó tiếp thu thông tin người khác nói.
- Không nhạy cảm với sự đau đớn.
- Giỏi về ghi nhớ hình ảnh.
- Có hứng thú với một số sự vật đặc biệt là màu sắc.
- Hay lặp lại một số câu nghe được trên tivi hoặc từ những người xung quanh một cách vô nghĩa.
- Hay lặp lại câu hỏi thay vì trả lời.
- Hay lặp lại hành động vỗ tay, vẫy tay, đu đưa thân mình…
- Thường đi nhón gót hoặc bước đi với hai ngón chân cái hướng vào trong.
- Khi giận dữ thường cáu gắt đánh người xung quanh.
- Thường lấy tay đập vào đầu, lấy đầu đập vào tường.
3Nguyên nhân bị tự kỷ
Chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây ra tự kỷ. Dù rằng có nhiều giả thuyết cho rằng gen là yếu tố có liên quan đến tự kỷ nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu chứng minh được tự kỷ là khuyết tật di truyền.
Các yếu tố nguy cơ như môi trường, virus, chất hóa học độc hại khi mang thai dù được xem là yếu tố nguyên nhân nhưng vẫn chưa thuyết phục. Hiện nay nhiều bằng chứng cho thấy tự kỷ do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau tạo thành.
4Điều trị tự kỷ
Hiện nay chưa có phương pháp nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh tự kỷ. Điều trị tự kỷ chủ yếu bằng cách cải thiện chức năng khiếm khuyết ở trẻ cũng như giảm các rối loạn về hành vi.
Các biện pháp thường dùng là:
- Giáo dục: có nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ tự kỷ như phân tích hành vi (ABA), dùng liệu pháp ngôn ngữ, cho trẻ tham gia vào các lớp hướng dẫn kỹ năng xã hội, dùng liệu pháp tích hợp giác quan.
- Dùng thuốc: thuốc cũng được cho là một phương pháp dùng để chữa trị bệnh tự kỷ.
Các phương pháp này có đạt được kết quả nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự kiên trì của cha mẹ. Gia đình nên chăm sóc và kết hợp với chuyên gia để việc điều trị cho kết quả tích cực, nên gần gũi, chăm sóc và yêu thương người bị tự kỷ một đúng cách.
5Phòng ngừa tự kỷ
Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ nên việc phòng tránh bệnh cũng rất hạn chế.
Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh như:
- Trong quá trình mang thai, người mẹ cần được tiêm vắc xin như cúm, sởi… Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress.
- Hạn chế sống trong môi trường bị ô nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ tránh dùng các loại thuốc như thuốc chống động kinh, rối loạn thần kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ của bệnh.
- Quan tâm, giáo dục thường xuyên cho trẻ, để trẻ tham gia các hoạt động tập thể, nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn cho trẻ.