1Đau cổ gáy là bệnh gì?
Đau cổ gáy là tình trạng cảm thấy đau thắt hoặc khó chịu ở phía sau cột sống cổ từ vùng chẩm (gáy) đến vùng giữa 2 xương bả vai, có thể đau ở một hoặc hai bên cổ mà không kèm theo một triệu chứng thần kinh nào, và không có tiền sử chấn thương. Đau cổ gáy là hiện tượng khá phổ biến, thường tự khỏi và không để lại biến chứng gì.
2Triệu chứng của bệnh đau cổ gáy
- Vùng cổ và vai gáy xuất hiện những cơn đau lúc âm ỉ, lúc dữ dội kéo dài hoặc có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng sau đó lại tái phát.
- Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc lao động nặng. Một số trường hợp bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau.
- Cơn đau có thể lan rộng lên mang tai và thái dương, hoặc từ sau gáy lan xuống vai gây mỏi nhức vai, có cảm giác nặng nề, khó cử động cột sống cổ.
- Mức độ đau sẽ tăng khi cố gắng vận động cột sống cổ, thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, hoặc sau khi xoa bóp, day ấn cột sống cổ. Đau giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu thần kinh như: đau lan dọc xuống bàn tay theo rễ thần kinh, tê bì, dị cảm, châm chích, giảm cảm giác, yếu vận động…
3Nguyên nhân gây đau cổ gáy
- Thường là vô căn
- Có thể liên quan đến các tình trạng căng thẳng, lo âu, mất ngủ
- Các vận động sai tư thế của cột sống cổ trong một thời gian dài
- Nhân viên văn phòng, ít tập thể dục
Tư thế này làm căng cơ sau cổ kéo dài dễ dẫn đến co thắt cơ và đau cổ gáy
Chẩn đoán đau cổ gáy
Chẩn đoán đau cổ gáy hay đau cổ cơ năng là một chẩn đoán loại trừ. Vì đây là một bệnh lành tính và thường tự khỏi mà không để lại di chứng gì nên cần phải loại trừ tất cả các nguyên nhân nguy hiểm thường gặp khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như:
- Chấn thương cột sống cổ: gãy xương, bong gân…
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Thoái hóa cột sống cổ
- Hẹp ống sống
- Hẹp lổ liên hợp cột sống cổ
- Ung thư
- Nhiễm trùng cột sống…
Nhìn chung các nguyên nhân kể trên thường không chỉ gây đau đơn thuần ở cột sống cổ, mà còn kèm theo các triệu chứng thần kinh, hoặc các triệu chứng toàn thân khác. Việc chẩn đoán cần phải thăm khám tỉ mỉ, và đôi khi cần thiết phải thực hiện một số cận lâm sàng như: Xquang, CT scan, MRI, đo điện cơ, xét nghiệm máu…mới có thể chẩn đoán được.
4Điều trị đau cổ gáy
Đau cổ gáy là một bệnh lành tính và thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần nếu không tác động xấu vào quá trình hồi phục của bệnh như: thoa bóp dầu nóng, cạo gió, day ấn, tiếp tục duy trì các tư thế xấu cho cột sống cổ…vì những việc làm này vô tình kích thích sự co thắt cơ nhiều hơn và sẽ gây đau nhiều hơn sau đó.
Việc điều trị trước hết là tránh tất cả các tư thế gây đau cột sống cổ. Ví dụ: không cố gắng xoay đầu về bên đau, khi nằm chuyển sang ngồi hãy tìm tư thế không đau như nghiêng người sang một bên rồi chống tay ngồi dậy, tránh bật dậy ở tư thế nằm ngửa vì sẽ làm tăng co thắt cơ cổ gáy gây đau…
Có thể mang thêm nẹp cổ mềm nếu thấy thoải mái.
Dùng thuốc:
- Thuốc giảm đau nhóm Acetaminophen (panadol, tynelol…), NSAIDs (diclophenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib…) hay được sử dụng để giảm các cơn đau cổ.
- Thuốc giãn cơ như: eperisone, mephenesin, tolperisone…giúp giãn cơ, giảm đau, tăng tưới máu cơ
Tập vật lý trị liệu: cần phải được hướng dẫn từ chuyên gia, chủ yếu là các bài tập kéo giãn cơ cột sống cổ đúng cách. Kết hợp chườm ấm, đèn hồng ngoại…
5Phòng ngừa đau cổ gáy tái phát
Tránh các tư thế xấu cho cột sống cổ trong lao động và sinh hoạt hằng ngày.
Không ngủ gối đầu quá cao, khoảng 10cm là vừa.
Khi xem ti vi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lí của cổ.
Không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc vì nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ khi bẻ sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
Tập vận động cột sống cổ: rất hưu ích mà đơn giản, có thể tập ở bất cứ đâu. Mỗi ngày tập ít nhất 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút các bài tập sau: