1Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm.
Gan nhiễm mỡ là một hiện tượng bệnh lý lâm sàng thường gặp ở bệnh gan. Bệnh là biến chứng của việc tích tụ quá nhiều chất béo cũng như các chất độc hại trong gan làm tổn thương tế bào gan. Những người mắc phải gan nhiễm mỡ không có triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết gì. Khi phát hiện ra đã trở nặng và xuất hiện các biến chứng như xơ gan, ung thư gan…cần lưu ý để kịp thời phát hiện và chữa trị.
2Triệu chứng gan nhiễm mỡ
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng trong thời gian dài, cần làm các xét nghiệm gan nhiễm mỡ.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau hạ sườn bên phải, đầy hơi trướng bụng.
- Mệt mỏi khó chịu, dễ mệt, xuất hiện màu vàng nhẹ trên da.
- Người bị gan nhiễm mỡ cổ thường to, thô hơn cổ người bình thường.
- Vàng da, vàng mắt: chức năng gan bị rối loạn khi gan bị nhiễm mỡ làm cho cơ thể không thể ức chế được nồng độ bilirubin trong máu dẫn đến tình trạng vàng da. Do đó, khi thấy có xuất hiện triệu chứng này, bệnh nhân nên sớm đi kiểm tra để có kết quả chính xác và điều trị nhanh chóng nhất.
- Rối loạn nội tiết: gan nhiễm mỡ giai đoạn nặng có thể gây nên các triệu chứng rối loạn nội tiết như tuyến vú nam giới phát triển, rối loạn cương dương, teo tinh hoàn ở nam giới và bế kinh, rong kinh ở phụ nữ…
- Đau vùng gan: bệnh nhân thường xuất hiện các cơn đau ở vùng hạ sườn phải.
- Xuất hiện nốt nhện hay còn gọi là u mạch máu (xuất hiện u mạch nổi dưới da từ nhánh mạch nhỏ, rồi lan tỏa ra xung quanh).
- Thiếu hụt vitamin: Biểu hiện như viêm lưỡi, viêm nhiệt miệng, da có vết bầm tím, thậm chí có thể xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
- Rối loạn nội tiết: Biểu hiện teo tinh hoàn, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới. Rong kinh hay mất kinh ở phụ nữ.
Người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì rõ rệt. Vì vậy, để phát hiện sớm, nên siêu âm tầm soát bệnh 3 tháng/lần. Những trường hợp gan nhiễm mỡ không kèm viêm gan thường có một giai đoạn lâm sàng lành tính 10 - 15 năm. Còn ở những người có kèm viêm gan, có đến 25% sẽ tiến triển đến xơ gan trong cùng thời gian đó.
3Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường là dấu hiệu của những bệnh lý khác:
- Nghiện rượu: rượu bia khi vào cơ thể 90% được tiến hành phân giải trao đổi chuyển hóa trong gan. Như vậy gan phải tiếp nhận chuyển hóa một tỷ lệ rất lớn bia rượu nếu chúng ta thường xuyên sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ do chất cồn.
- Bệnh béo phì (viêm gan nhiễm mỡ): Trong cơ thể người béo có quá nhiều các khối tạp mỡ. Các axít béo trong cơ thể vào gan sẽ hợp thành triglyceride. Khi tốc độ hợp thành các protein cao hơn tốc độ bài tiết của lipoprotein (chất vận chuyển cholesterol), các chất béo dư thừa sẽ tích tụ trong tế bào gan hình thành gan nhiễm mỡ.
- Bệnh tiểu đường: Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mắc gan nhiễm mỡ lên đến 46%. Nguyên nhân là do glucose và acid béo không được sử dụng tốt, chuyển hóa thành chất béo trong gan.
- Tăng lipid máu.
- Phẫu thuật nối hồi-hổng tràng.
- Thiếu hụt dinh dưỡng protein-năng lượng.
- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
- Những rối loạn di truyền về oxi hóa acid béo ở ty lạp thể.
- Các bệnh gan khác (viêm gan C mãn tính, bệnh Wilson).
- Bệnh hệ thống (viêm ruột, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải-AIDS).
Cấp tính: Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ; hội chứng Reye; bệnh ói mửa Jamaican; các chất độc dạng hợp chất (carbon tetrachloride, trichloroethylene, phosphorus, fialuridine); thuốc (tetracycline, valproic acid, amiodarone, glucocorticoids và tamoxifen).
4Điều trị gan nhiễm mỡ
Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh thường quá lo lắng và tìm mọi cách điều trị tuy nhiên không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả, trước tiên cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì áp dụng các phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ
Ví dụ nếu mắc gan nhiễm mỡ do mỡ máu cao hay do tiểu đường, bác sĩ sẽ áp dụng một số loại thuốc điều trị hạ lượng cholesterol trong máu như lovastatin, hay với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do tiểu đường sẽ được sử dụng các loại actos, Avandia… để ngăn cản sự phát triển của gan nhiễm mỡ.
- Điều trị gan nhiễm mỡ bằng giảm cân
Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì thì giảm cân là cách điều trị tốt nhất. Việc giảm cân cần thực hiện một cách khoa học, tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của các bác sĩ chuyên môn. Tránh việc giảm cân bằng đột ngột hoặc dùng thuốc giảm cân tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
- Điều trị bằng cách cai rượu
Rượu cũng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ do đó cần phải cai rượu ngay, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh hơn.
- Điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách củng cố miễn dịch
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ trong thời gian dài sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vì thế, người bệnh có thể sử dụng điều trị gan nhiễm mỡ bằng phương pháp củng cố miễn dịch, tăng cường khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ tốt nhất vẫn nên đến các phòng khám chuyên gan uy tín để nhận được sự thăm khám và điều trị chính xác nhất.
5Cách phòng tránh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì:
- Hạn chế ăn mỡ động vật.
- Kiêng ăn đồ ăn nhiều cholesterol.
- Không nên ăn nhiều thịt.
- Hạn chế gia vị cay nóng.
- Tránh ăn trái cây nhiều năng lượng, khó tiêu.
- Không uống rượu bia, chất kích thích.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì:
Bệnh nhân viêm gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng nên ăn nhiều rau củ quả và trái cây. Người bệnh nên ăn một số loại rau như rau ngót, cần tây, diếp cá, rau lang… Dùng bông actisô tươi hầm với tàu hũ ky, nấm hương… thì vừa ngon, vừa bổ mà lại tốt cho gan. Một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho, táo… rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
"Mắc phải gan nhiễm mỡ thông thường đều không xuất hiện triệu chứng bởi vì tình trạng tích tụ mỡ tại gan diễn ra từ từ nên khó thấy được các biểu hiện. Khi phát triển đến giai đoạn nặng, lúc đó gan có thể sưng to, phì đại gan, lúc này người bệnh có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Rất ít trường hợp gan nhiễm mỡ gây nên tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn. Việc điều trị gan nhiễm mỡ xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh. Do đó người bệnh cần được chẩn đoán chính xác bệnh tiến triển do đâu, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị bệnh hợp lý và hiệu quả."
(Hình ảnh tổng hợp từ vietnamnet, yourhealth.net.au, viemgan.zinmed.com, google,...)