{SLIDE}

Hội chứng ngừng thở khi ngủ

Thứ tư, 23/01/2019 - 01:36 PM
Hội chứng ngừng thở khi ngủ

1Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngừng thở khi ngủ hay còn gọi là Sleep Apnea Syndrome (gọi tắt là SAS) là rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó hoạt động thở nhiều lần bị dừng lại trong khi ngủ, gây giảm nồng độ oxy trong máu, có thể dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ và suy tim.

Khi ngủ, các cơ giãn, mũi họng giảm trương lực, đường thở có khuynh hướng dễ khép lại. Đặc biệt khi ngủ trong tư thế nằm ngửa, lưỡi dễ tụt ra sau, làm đường thở trên càng bị đóng lại, gây ngừng thở.

Khảo sát cho thấy có tới 4% phụ nữ và 9% nam giới độ tuổi 30 - 60 bị ngừng thở đến hơn 30 lần mỗi đêm (5 - 10 lần/giờ). Thời gian ngừng thở kéo dài khoảng 10 giây hoặc lâu hơn. Bệnh nhân phải tỉnh giấc thì mới chấm dứt tình trạng ngừng thở nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng mà không ai biết...

Người ta chia hội chứng ngừng thở khi ngủ thành 3 loại:

- Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Luồng khí thở bị cản lại ở vùng hầu, nhưng cơ hoành và các cơ hô hấp vẫn hoạt động.

- Ngừng thở trung ương: Các cơ liên sườn và cơ hoành đều không hoạt động.

- Ngừng thở hỗn hợp: Loại này là sự kết hợp cả 2 loại trên.

2Triệu chứng của hội chứng ngừng thở khi ngủ

- Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.

- Ngáy to.

- Có những khoảng không thở trong khi ngủ.

- Nhức đầu vào buổi sáng.

- Tăng cân.

- Giảm khả năng chú ý, giảm trí nhớ.

- Thay đổi tính cách, thờ ơ.

3Nguyên nhân mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ

- Do tắc nghẽn đường thở (OSAS) - là các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên như: Ngạt mũi, quá phát amiđan, khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn, lưỡi lớn và đầy, hàm nhỏ, hàm đưa ra sau, béo phì, hội chứng Down, suy giáp...

- Hội chứng ngưng thở trung ương thường do các bệnh lý sẵn có từ trước gây ra, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong lúc ngủ như suy tim hay bệnh lý về thần kinh.

Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi ngưng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ ô-xy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở. Vì cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để ép không khí qua vùng hẹp, hơi thở thường là thở gấp, khịt mũi hoặc ngáy. Một khi hơi thở trở về bình thường thì não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Quá trình này có thể lặp lại nhiều lần trong giấc ngủ.

4Điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ

Nếu bạn có vấn đề về giấc ngủ, nên đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ của bạn để chẩn đoán, được gọi là: đo đa ký giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận bạn có bị hội chứng ngừng thở khi ngủ hay không và bạn đang bị loại nào.

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị khác nhau. Kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân có thể phối hợp các phương pháp điều trị dưới đây:

- Liệu pháp áp lực đường thở dương liên tục.

- Đeo nẹp hàm.

- Phẫu thuật.

- Giảm cân.

- Thay đổi lối sống.

5Phòng ngừa hội chứng ngừng thở khi ngủ

- Tốt nhất là thay đổi lối sống: tránh dùng các đồ uống kích thích như rượu bia 3 – 4 giờ trước khi ngủ, thời gian ngừng thở ở những người uống rượu lâu gấp 3 lần những người không uống. Trong khi đó, số lần ngừng thở càng nhiều thì nguy cơ cao huyết áp và suy tim càng cao.

- Giảm cân để có cân nặng vừa đủ.

- Tránh uống thuốc ngủ và hạn chế nằm ở tư thế ngửa khi ngủ, hay nằm gối kê đầu cao lên.

Nếu nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên kiểm soát việc nằm nghiêng bằng cách gắn một quả bóng tennis vào giữa lưng áo ngủ để hạn chế việc nằm ngửa khi ngủ say.

Ngừng thở khi ngủ là do tắc nghẽn đường thở trong đêm, là hậu quả của viêm amidan quá phát, vòm họng thấp hoặc béo phì.

Để ngăn ngừa Hội chứng này, điều cần thiết là phải cải thiện lối sống như không sử dụng chất kích thích (rượu, bia,...) 3 - 4 giờ trước khi ngủ, tập thể dục và có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cân nặng thích hợp.

Và đặc biệt nếu nghi ngờ mắc phải hội chứng ngừng thở khi ngủ thì phải đến cơ sở khám chữa bệnh để tiến hành kiểm tra càng sớm càng tốt để có hướng điều trị và khắc phục kịp thời.

(Hình ảnh tổng hợp từ afvp.info, Mofiin, healthimaging.com, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Hô Hấp liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top