icon 0939 115 175 - icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Khắc phục cảm giác khó chịu trong thai kỳ

Thứ hai, 21/01/2019 - 10:29 AM
Khắc phục cảm giác khó chịu trong thai kỳ

1Buồn nôn và nôn

Triệu chứng buồn nôn xuất hiện ở nhiều phụ nữ có thai nhưng chỉ khoảng một nửa là nôn thực sự. Hiện tượng này bắt đầu từ khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, nặng nhất khoảng tuần thứ 9, sau tuần thứ 12 sẽ giảm dần.

Nguyên nhân: một trong những nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố.

Cách khắc phục:

- Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tránh kích thích các giác quan có thể gây khởi phát các triệu chứng như mùi hôi, nóng, ẩm, tiếng ồn và đèn nhấp nháy.

- Tránh nhịn đói, nên ăn 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ), mỗi bữa nên ăn lượng thức ăn vừa phải, có thể lựa chọn các loại thức ăn ưa thích nếu loại thức ăn đó không có mùi vị mạnh. Bữa ăn giàu protein nhiều khả năng làm giảm tình trạng buồn nôn hơn bữa ăn giàu tinh bột hay chất béo.

- Nên chuyển tư thế từ nằm sang ngồi (ví dụ: rời giường từ từ, tránh thay đổi đột ngột, có thể ăn nhẹ (bánh quy, bánh mỳ nướng,…) vào buổi sáng trước khi rời giường).

- Có thể dùng gừng để làm giảm triệu chứng buồn nôn và nôn. Cách dùng: 1 – 2g bột gừng khô hoặc 5 – 10 g gừng tươi, uống chia 2 – 4 lần/ ngày.

- Bấm huyệt nội quan:

+ Xác định huyệt: Dùng 3 ngón tay của bàn tay phải khép lại, đặt từ chỉ cổ tay trái tính lên cánh tay giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, làm tương tự với tay bên kia.

+ Cách làm: Ấn huyệt P6 trên cổ tay phải và trái, dùng ngón cái ấn nhẹ và day tròn khoảng 5 phút mỗi buổi sáng và lập lại sau mỗi 4 giờ. Kết quả có thể thấy sau 4 ngày.

- Nếu tình trạng buồn nôn và nôn trở nên nghiêm trọng, kéo dài, sút cân hay có dấu hiệu mất nước (mũi khô, môi khô, nước tiểu có màu vàng sẫm) thì nên đi khám bác sĩ ngay.

2Chuột rút

Trong suốt thai kỳ, nhiều phụ nữ có thai bị chuột rút thường là sau tuần thứ 20, đặc biệt là vào ban đêm.

Nguyên nhân: chủ yếu là do cơ chân tích tụ acid lactic và acid pyruvic gây đau nhưng không nguy hiểm.

Cách khắc phục:

- Nếu có thể, nên kéo căng chân và các ngón chân theo hướng lên trên.

- Xoa bóp nhẹ vùng cơ bị đau.

- Sau khi rời giường nên đi lại từ từ, chậm rãi.

Vào sáng hôm sau, nếu vẫn còn cảm thấy hơi đau, không có gì nguy hiểm nên không cần quá lo lắng. Nhưng nếu cảm thấy đau dữ dội thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Cách ngăn ngừa:

- Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.

- Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.

- Uống nước thường xuyên, đảm bào từ 2,5 – 3 lít mỗi ngày.

- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.

- Bổ sung canxi và magie trong quá trình mang thai.

- Co duỗi bắp chân, xoay mắt cá chân, cử động ngón chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.

3Nóng rát dạ dày và trào ngược thực quản

Ngay từ đầu thai kỳ, phụ nữ có thai có thể phải đối diện với tình trạng nóng rát dạ dày và trào ngược thực quản.

Nguyên nhân: do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm cho việc tiêu hóa bị chậm lại, dẫn đến việc các dịch trong dạ dày trào lên thực quản.

Cách khắc phục:

- Lựa chọn áo quần rộng rãi.

- Kê cao gối từ lưng trở lên khi ngủ.

- Sau khi ăn không nên nằm ngay.

- Nên ăn thành nhiều bữa một ngày và giảm thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng, chứa chất kích thích để tránh gây khó chịu cho dạ dày.

- Nên hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

4Táo bón và trĩ

Vào ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể bị táo bón hay trĩ.

Nguyên nhân:

- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm chậm tiêu hóa, gây táo bón.

- Do uống viên sắt.

- Do mắc bệnh trĩ do tử cung to ra tạo áp lực xuống làm sưng các tĩnh mạch hậu môn.

Cách khắc phục:

- Nên ăn nhiều chất xơ.

- Nên tăng cường lượng nước nạp vào cơ thể.

- Nếu chẳng may bị trĩ, việc ngâm mình trong nước ấm hoặc bôi vào búi trĩ các loại thuốc mỡ chứa kẽm sẽ hữu ích.

5Đau và tê bàn tay

Vào ba tháng cuối thai kỳ, vào ban đêm, phụ nữ có thai có thể bị đau và tê 2 bàn tay.

Nguyên nhân: do cơ thể giữ nước làm sưng phồng các mô cổ tay gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.

Cách khắc phục:

- Sau sinh, hiện tượng này thường tự khỏi. Có thể đeo thiết bị bảo vệ cổ tay vài giờ một ngày khi bị đau hoặc đeo suốt đêm. Trong trường hợp yếu cả hai bàn tay, khó cử động hoặc sau sinh vẫn tiếp tục nên đi khám bác sĩ.

Đau lưng

Đa số phụ nữ có thai bị đau lưng suốt thai kỳ.

Nguyên nhân:

- Căng cơ lưng: trong quá trình mang thai, tử cung trở nên to và nặng hơn, dồn tập trung vào phía trước cơ thể, để giữ thăng bằng tư thế của bạn phải nghiêng về sau, cơ lưng phải làm việc nhiều hơn dẫn đến đau.

- Yếu cơ bụng: khi mang thai cơ bụng trở nên giãn và bị suy yếu, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương lưng khi bạn tập thể dục.

- Hormon thai kỳ: làm các dây chằng trong cơ thể bị giãn ra khi mang thai nhằm giúp cho khung chậu mở rộng để làm cho em bé ra ngoài dễ dàng khi sinh. Vì vậy, chức năng nâng đỡ của dây chằng giảm khiến lưng chịu nhiều áp lực hơn nên sẽ đau, mỏi.

Cách phòng ngừa:

- Mang giày có hỗ trợ vòm. Không mang giày cao gót.

- Không gập thắt lưng để cúi xuống nhấc đồ vật, nên gập đầu gối và giữ thẳng lưng.

- Ngồi trên ghế có lưng đỡ tốt, hoặc dùng gối nhỏ phía sau phần dưới của lưng.

- Nên nằm ngủ trên nệm có chất lượng tốt, nằm ngủ tư thế nghiêng với một hoặc hai cái gối giữa 2 chân hoặc dưới bụng.

Cách làm giảm đau:

Thường xuyên tập thể dục là cách tốt nhất để phòng ngừa và giúp làm giảm bớt đau lưng trong thai kỳ. Có thể bơi lội hay tập hai động tác sau cũng rất hữu ích:

Lặp lại nhiều lần các động tác sau: nằm ngửa trên sàn, vắt chéo hai tay trước ngực, co gối. Nâng lưng từ từ trong khi mông vẫn giữ chạm đất. Giữ tư thế này trong 3 giây trước khi hạ lưng xuống.

Lăp lại nhiều lần các động tác sau: quỳ gối, chống hai tay xuống sàn, lưng song song với mặt đất. Hóp bụng, cong lưng. Giữ tư thế này trong 3 giây trước khi trở về tư thế ban đầu.

Hiện tượng đau lưng có thể là triệu chứng của dạ sinh non, cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bạn bị sốt, bỏng khi đi tiểu, chảy máu âm đạo ngoài đau lưng hoặc đau lan ra trước bụng kèm co tử cung cần đến khám tại các cơ sở y tế.

Các cảm giác khó chịu trong thai kỳ như buồn nôn và nôn, chuột rút, đau lưng,…thường gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ có thai, do đó, không nên quá lo lắng.

Nếu đã thực hiện các biện pháp khắc phục khoa học mà cảm giác khó chịu vẫn không giảm hoặc có xu hướng gia tăng thì nên đi gặp bác sĩ ngay.

Việc khám thai định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Hình ảnh tổng hợp từ Shule Foundation, runningshoo.com, Pinterest, whattoexpect.com, google...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Sản phụ liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 - 0939 115 175
(Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top