icon 0939 115 175 - icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Thứ tư, 10/07/2019 - 10:13 PM
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

1Rối loạn tiêu hóa là gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các hoạt động tiêu hóa trong dạ dày và ruột diễn ra không bình thường, các cơ trong hệ thống tiêu hóa xảy ra sự co thắt không đều. Đây là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi không gây nguy hiểm nhưng lại làm cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu, làm cho sức khỏe người bệnh giảm sút khiến công việc kém hiệu quả. Đặc biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề cần phải hết sức thận trọng.

2Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường có các biểu hiện như sau:

- Nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản: vì thực quản của trẻ ngắn, phần dưới hơi nở rộng với lớp cơ yếu chưa phát triển hoàn thiện, các cơ tâm vị rất dễ co thắt bất thường. Nếu trẻ ăn quá no gây nôn hoặc thỉnh thoảng gặp tình trạng nôn thì không có vấn đề, nhưng nếu trẻ thường xuyên nôn trớ khi ăn chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề cần được theo dõi.

- Tiêu chảy: đây là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa thường gặp, trẻ đi phân lỏng, trên 3 lần/ngày.

- Táo bón: là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh lý khác.

- Bụng căng trướng, ợ hơi: khi sờ thấy bụng trẻ căng to, ợ hơi liên tục thì đây là một biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa.

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn ít: Khi bị rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chán ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ bị nôn và khả năng hấp thu kém.

3Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ trong đó nguyên nhân chính là do hệ vi sinh trong cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh, bị mất cân bằng hoặc hoạt động không bình thường do dùng kháng sinh, chế độ ăn uống không hợp lý,… Điều này dẫn đến tình trạng khi thức ăn vào dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn gây nên tình trạng rối loạn hấp thu dinh dưỡng, tiêu chảy, táo bón hoặc một số vi khuẩn gây bệnh phát triển như tả, lỵ…Sự mất cân bằng kéo dài sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng cho trẻ.

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ bao gồm:

- Sức đề kháng yếu.

- Dùng kháng sinh.

- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

- Tâm lý.

- Môi trường sống không vệ sinh.

4Điều trị rối loạn tiêu hóa

Điều trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất là điều trị nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra cần phải:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun sán định kỳ: cha mẹ cần phải tập cho trẻ những thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn để tránh nguy cơ nhiểm khuẩn đường ruột, nhiễm giun, sán.

- Bù nước và điện giải nếu trẻ bị tiêu chảy cấp khi rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu chảy không kiểm soát cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

- Giữ vệ sinh trong ăn uống: cần phải cho trẻ ăn chín, uống sôi đảm bảo đồ ăn chế biến hợp vệ sinh và giàu dinh dưỡng.

- Chế độ dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể do chế độ ăn vì vậy cần phải điều chỉnh thức ăn, chế biến thức ăn phù hợp với trẻ, bữa ăn cần phải đa dạng, đảm bảo đầy đủ và cân bằng chất đạm, béo, đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất.

- Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa: Sữa chua là một trong những thực phẩm bổ sung nguồn lợi khuẩn cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất. Lợi khuẩn sẽ ngăn ngừa và ức chế các vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra men vi sinh cũng là nguồn lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.

5Phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa

Các biện pháp phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ có thể là:

- Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì vậy, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toản trong 6 tháng đầu để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết về thể chất lẫn não bộ. Sữa mẹ còn có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, giúp phòng ngừa nhiều bệnh trong đó có rối loạn tiêu hóa.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ cần có một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Cần có thực đơn đa dạng lành mạnh và an toàn cho trẻ, không nên ăn các thức phẩm bổ sung khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ dùng những thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, đường bột, vitamin và khoáng chất tránh cho trẻ ăn vặt thường xuyên. Nên chia nhỏ bữa cho trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu. Sử dụng những sản phẩm lên men từ sữa rất tốt cho hệ tiêu hóa.

- Hạn chế dùng kháng sinh: Kháng sinh có thể diệt cả vi sinh vật có lợi và có hại trong cơ thể trẻ, sử dụng kháng sinh lâu dài có thể làm hệ vi sinh trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng dẫn tới rối loạn tiêu hóa nên tốt nhất tránh lạm dụng kháng sinh.

- Giữ vệ sinh: giữ gìn vệ sinh cho trẻ có thể giúp nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh tật có thể xảy ra cho trẻ. Rửa tay trước khi ăn, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không dùng những đồ chơi có xuất xứ, nguồn gốc không rõ ràng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi và đồ dùng bám bẩn.

- Tiêm phòng cho trẻ: Đây là điều cần thiết cho trẻ để tránh những căn bệnh nguy hiểm cũng như các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra cần giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, hoặc tránh mặc quá nhiều đồ cho trẻ làm trẻ bị hầm hơi.

"Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Khi thấy các triệu chứng như nôn trớ, quấy khóc, tiêu chảy, đầy bụng…cần kiểm tra xem trẻ có bị rối loạn tiêu hóa không để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ cũng như rất có thể đây là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên cho trẻ uống thuốc mà không có sự giám sát của bác sĩ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, oresol nếu trẻ bị tiêu chảy, bổ sung vitamin và các khoáng chất cho trẻ là cần thiết, giữ gìn vệ sinh cho trẻ cũng là điều được khuyên để phòng ngừứa rối loạn tiêu hóa ở trẻ."

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan
Sản phẩm cùng hoạt chất

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 - 0939 115 175
(Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top