icon 0939 115 175 - icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Thuyên tắc phổi

Thứ hai, 21/01/2019 - 03:11 PM
Thuyên tắc phổi

1Bệnh Thuyên tắc phổi là gì?

Máu từ các cơ quan trở về tim bên phải bằng tĩnh mạch chủ. Sau đó, tim bơm máu lên phổi để đào thải khí carbonic ra môi trường bên ngoài, cung cấp thêm oxy rồi trở về tim trái, đưa máu giàu oxy vào động mạch chủ, tiếp tục đi nuôi cơ thể.

Nếu có sự hiện diện của huyết khối lưu hành trong tĩnh mạch chủ sẽ gây tắc nghẽn mạch máu phổi. Phần nhu mô phổi tại chỗ bị nhồi máu, không cung cấp được oxy cho máu sẽ gây ra bệnh thuyên tắc phổi.

2Triệu chứng bệnh Thuyên tắc phổi

Bệnh cảnh thường khởi phát đột ngột bằng các triệu chứng hô hấp như khó thở, thở nhanh, ho ra máu, khò khè...

Người bệnh cũng có thể có cảm giác đau ngực, choáng váng, tim nhanh, đo thấy huyết áp tụt.

Nếu huyết khối lớn, gây tắc nghẽn một nhánh động mạch phổi lớn, bệnh nhân có thể nhanh chóng suy hô hấp, trụy tuần hoàn và ngưng tim ngưng thở.

Hơn 30 % các trường hợp thuyên tắc phổi có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: một chân sẽ sưng phù, sờ thấy mát hơn chân bên kia, tê hoặc dị cảm, đau bắp chân tự nhiên hay khi gập bàn chân, kèm viêm tắc hệ tĩnh mạch nông dưới da...

3Nguyên nhân bệnh thuyên tắc phổi

Mọi yếu tố nguy cơ tăng đông đều có thể là nguyên nhân của thuyên tắc phổi.

Những bệnh nhân có di chứng yếu liệt sau đột quỵ, sau chấn thương gãy chân, phẫu thuật vùng bụng chậu, nằm bất động trên giường dài ngày, sau chuyến bay nhiều giờ, công việc phải đứng liên tục..., máu ở chân kém hồi lưu về tim, ứ đọng dễ thành lập huyết khối.

Những bệnh nhân có bệnh lý ác tính, đang được điều trị bằng hóa trị liệu, nội tiết tố ngoại sinh, phụ nữ uống thuốc ngừa thai, đang mang thai... có tình trạng tăng đông máu hơn bình thường.

Ngoài ra, người lớn tuổi, gia đình có người bị thuyên tắc phổi hay huyết khối tĩnh mạch sâu, bản thân có bệnh rối loạn đông cầm máu bẩm sinh cũng là những yếu tố nguy cơ thường gặp của thuyên tắc phổi.

4Điều trị bệnh Thuyên tắc phổi

Khi nghi ngờ thuyên tắc phổi, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục tại khoa chăm sóc tích cực cho đến khi có bằng chứng phủ định.

Cho bệnh nhân thở oxy, truyền dịch, dùng vận mạch nếu có dấu hiệu suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn. Nếu người bệnh đau ngực, bứt rứt, có thể giảm đau bằng cách thông thường hay an thần.

Nếu bệnh nhân có mức độ bệnh nặng, có huyết khối trong tim phải, thuốc luôn được lựa chọn là tiêu sợi huyết, nhằm làm tan huyết khối, cải thiện nhanh triệu chứng và chức năng tim phổi. Thuốc tiếp theo là kháng đông, giúp hạn chế thành lập huyết khối mới.

Nếu có chống chỉ định với tiêu sợi huyết, chống đông hoặc điều trị nội không hiệu quả, các trung tâm tim mạch chuyên sâu thực hiện thủ thuật đưa ống thông đến tiếp cận huyết khối trong phổi, bơm thuốc tiêu hủy tại chỗ hay lấy ra bằng dụng cụ.

Khi huyết khối trong tĩnh mạch sâu chi dưới nhiều, cần đặt lưới lọc trong lòng tĩnh mạch chủ dưới, ngăn huyết khối trở về tim phổi.

5Phòng ngừa bệnh Thuyên tắc phổi

Phòng ngừa thuyên tắc phổi chính là phòng ngừa các yếu tố nguy cơ:

- Thực hiện vận động thụ động, vật lý trị liệu cho bệnh nhân bất động trên giường. Nên tập đi lại sớm sau phẫu thuật. Cân nhắc dùng thuốc kháng đông nhằm mục đích dự phòng ở đối tượng có nguy cơ cao.

- Mang vớ (tất) áp lực chân nếu nghề nghiệp phải đi đứng nhiều, khi ngồi máy bay nhiều giờ. Vớ (tất) lựa chọn cần đúng kích thước chân của từng người, đạt hiệu quả băng ép và phải thoáng mát, dễ chịu.

- Người đang dùng hormones thay thế, phụ nữ uống thuốc ngừa thai cần lựa chọn cách thức điều trị khác.

- Xây dựng lối sống tích cực, tham gia hoạt động thể dục thể thao. Phụ nữ có thai nên có chế độ tập luyện phù hợp, nhất là tam cá nguyệt thứ ba. Khi nằm ngủ, nên kê cao chân hơn một chút để máu dễ lưu thông về tim.

- Có kế hoạch tầm soát các bệnh lý ung thư thường gặp theo tuổi và giới tính.

Tóm lại, thuyên tắc phổi là do huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu trong phổi. Bệnh lý nặng, triệu chứng không đặc hiệu, khó chẩn đoán sớm. Nguyên tắc điều trị là giải phóng huyết khối tắc nghẽn, hồi phục chức năng tim phổi. Quan trọng là dự phòng, tránh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

(Hình ảnh tổng hợp từ mx.depositphotos.com, kienthuc.net, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tim mạch liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 - 0939 115 175
(Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top