{SLIDE}

Viêm niệu đạo

Thứ hai, 14/01/2019 - 11:55 AM
Viêm niệu đạo

1Viêm niệu đạo là gì?

Tên gọi khác: Urethritis.

Niệu đạo là một bộ phận của đường tiểu, một ống dài nối từ bàng quang ra có nhiệm vụ dẫn nước tiểu đi ra ngoài qua lỗ sáo (lỗ tiểu). Ngoài chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài, ở nam giới niệu đạo còn đóng vai trò dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi có hiện tượng xuất tinh.

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiểu. Bệnh có thể xảy ra ở cả nữ và nam giới. Thông thường bệnh dễ xảy ra ở nữ hơn vì đường niệu ở nữ ngắn hơn và gần hậu môn và âm đạo.

Viêm niệu đạo phân làm 2 loại: viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu. Viêm niệu đạo không do lậu cầu có nguyên nhân lây nhiễm và không lây nhiễm.

Ở nam giới, viêm niệu đạo do lậu cầu có dấu hiệu là chảy mủ vàng dương vật; viêm niệu đạo không do lậu cầu thì chảy dịch trong. Ở phụ nữ rất khó chẩn đoán vì ít triệu chứng trùng lập với viêm bàng quang.

Ở nam giới, viêm niệu đạo do lậu cầu có dấu hiệu là chảy mủ vàng dương vật; viêm niệu đạo không do lậu cầu thì chảy dịch trong. Ở phụ nữ rất khó chẩn đoán vì ít triệu chứng trùng lập với viêm bàng quang.

2Triệu chứng viêm niệu đạo

- Khi đi tiểu: nóng, rát, buốt, đau.

- Đối với nam giới: dương vật chảy mủ, tiết dịch miệng sáo “giọt sương ban mai” và ngứa.

3Nguyên nhân bệnh viêm niệu đạo

Đối với nữ giới:

- Do nhiễm nấm.

- Do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas.

- Do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis.

Đối với nam giới:

Hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn.

- Do vi khuẩn: E.coli, tụ cầu trên da, tụ cầu hoại sinh có thể ở cơ quan sinh dục ngoài ở nam giới (do hẹp bao quy đầu, vệ sinh kém) đi vào niệu đạo.

- Do lậu cầu.

- Do một số vi khuẩn khác như Chlamydia, Mycoplasma.

4Điều trị viêm niệu đạo

Điều trị bệnh viêm niệu đạo phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu xác định được nguyên nhân do nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng. Nếu không xác định được nguyên nhân thì điều trị triệu chứng.

Viêm niệu đạo không do lậu

Dùng 1 trong 3 thuốc sau:

- Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

- Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

- Azithromycin 1g uống liều duy nhất.

Không dùng Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

Viêm niệu đạo do lậu

Kết hợp kháng sinh điều trị lậu và một kháng sinh điều trị nguyên nhân không do lậu:

- Kháng sinh điều trị lậu:

+ Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.

+ Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.

+ Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất .

- Kháng sinh kết hợp: Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

Cần kết hợp điều trị liều tương tự cho bạn tình.

5Phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo

Đối với nữ giới

Cần uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn, qua đó đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Vì nếu nhịn tiểu lâu sẽ giúp vi khuẩn đã xâm nhập có nhiều thời gian để sinh sôi và tấn công các tổ chức, ngoài ra khi bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận.

Người bệnh nên đến bác sỹ để kiểm tra và xác định nguyên nhân khi phát hiện bản thân có các triệu chứng nghi ngờ. Ngoài ra cũng cần phân biệt giữa viêm niệu đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục để có phương pháp điều trị kịp thời. Không nên lạm dụng kháng sinh tự ý để điều trị.

Đối với nam giới

- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục ngoài. Mặc quần không quá bó sát.

- Khám và điều trị sớm khi bị hẹp bao quy đầu hoặc nếu nghi mắc bệnh viêm niệu đạo.

- Nên quan hệ tình dục an toàn, không bừa bãi, và nên chung thủy với một bạn tình.

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở đường dẫn nước tiểu. Bệnh có nguyên nhân do lậu cầu hoặc không do lậu cầu. Bệnh gây đau rát khi tiểu, dương vật chảy mủ và ngứa. Bệnh khi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, tinh trùng suy giảm, dẫn đến vô sinh ở nam giới. Khi có các triệu chứng nghi ngờ là viêm niệu đạo, bệnh nhân cần đến khám và nhận được hướng dẫn của bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Thận niệu, nam khoa liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top