{SLIDE}

Viêm ruột hoại tử

Thứ năm, 17/01/2019 - 08:19 AM
Viêm ruột hoại tử

1Viêm ruột hoại tử là gì?

Viêm ruột hoại tử là một bệnh cấp cứu nội - ngoại khoa, thường gặp ỡ những trẻ có cân nặng nhỏ hơn 1500 gram. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: hẹp ruột, ứ mật, phá hủy tế bào gan, về lâu dài trẻ sẽ bị chậm phát triển trí tuệ.

2Triệu chứng của viêm ruột hoại tử

Giai đoạn 1:

Trẻ có những dấu hiệu toàn thân nhưng không đặc hiệu như ngừng thở, chậm nhịp tim, hạ đường máu. Trẻ li bì, ngủ lịm, thân nhiệt của trẻ không ổn định. Dịch dạ dày trở nên chậm tiêu, và ứ lại trong khoảng 20%. Tạo ra những cơn chướng bụng nhẹ, làm trẻ có cảm giác khó chịu.

Giai đoạn 2:

Đây là giai đoạn bệnh đã biểu hiện rõ, dễ dàng cho việc chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh.

Bụng của trẻ có dấu hiệu chướng nặng, thăm trực tràng đôi khi sẽ có máu xuất hiện. Trẻ sẽ bị nôn thấy có dịch màu vàng. Kèm theo đó là tiêu chảy có khi tiêu ra máu, da nhợt nhạt, xanh xao, phân có máu.

Giai đoạn 3:

Giai đoạn này, bụng của trẻ bị trướng to lên, nề và thành bụng có ban đỏ. Dịch dạ đày bị chuyển sang màu đen( nôn ói ra dịch màu đen, nâu), có thêm dấu hiệu sốc, trẻ còn bị viêm phúc mạc bao gồm đau bụng, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, bỏ bú…

3Nguyên nhân của viêm ruột hoại tử

Trong ba thập kỷ qua, nguyên nhân của viêm ruột hoại tử vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên các nhà y học cũng phân tích được một số yếu tố gây ra bệnh viêm ruột hoại tử.

Bệnh có thể do tình trạng giảm lưu lượng tưới máu thường gặp nhất là ở những trẻ bị ngạt hay sinh sốc.

Đối với trẻ được nuôi ăn và cho ăn sớm ở đường miệng. Với trẻ có tình trạng là ứ trệ phân, làm tăng sinh sản vi trùng quá mức dẫn đến viêm ruột hoại tử.

Ngoài ra khi mắc các bệnh sinh khác như đặc catheter tĩnh mạch rốn, ngưng thở, chậm nhịp tim, hạ huyết áp hay bị đa hội chứng ruột.

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhẹ cân, sinh non, không dung nạp được thức ăn, hoặc có quá trình phát triển bào thai bất thường.

4Cách điều trị bệnh viêm ruột hoại tử

Nên cho trẻ bú sữa mẹ sau 72 giờ nếu giai đoạn đầu, trường hợp bụng không chướng, phân ít, dịch dạ dày không ứ. Và nên chia cữ bú thành nhiều lần trong ngày, lúc đầu ít sau đó tăng dần.

Đối với bệnh ở giai đoạn 1, không có choáng: Trẻ được điều trị bằng việc cho uống nhiều nước và khoáng chất, để bụng bớt chướng. Nếu bụng trẻ chướng nhưng lại ít đi ngoài, trẻ sẽ được chỉ định đặt ống thông mũi – dạ dày và ống thông hậu môn để phân được thải ra ngoài.

Đối với giai đoạn 2 và 3: Tùy theo tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trẻ sẽ được chỉ định nhịn ăn trong 10 – 14 ngày. Nuôi ăn bằng tĩnh mạch từ 7 – 10 ngày sau đó trẻ sẽ được theo dõi, nếu diễn biến tốt, trẻ sẽ được quyết định ăn trở lại.

Trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm, thủng ruột. Bác sĩ sẽ dựa vào kháng sinh đồ để điều trị kịp thời. Có thể phối hợp cephalosporin thế hệ 3 với nhóm aminosid+ metronidazol. Dùng nhóm aminosid hạn chế được thủng ruột trong điều trị viêm ruột hoại tử.

Các loại kháng sinh được sử dụng:

- Ampicillin, gentamycin và metronidazol

- Ampicillin, cefotaxim và metronidazol

- Piperacillin – tazobactam và gentamycin

- Vancomycin, Piperacillin – tazobactam và gentamycin

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu bệnh ở giai đoạn 1 nhưng diễn biến xấu hơn hoặc sau hai ngày điều trị mà dấu hiệu nhiễm độc gia tăng hoặc bụng chướng và đau bụng tăng hay nghi ngờ có thủng ruột hay tắc ruột. Hoặc bệnh ở thể nặng có choáng hay có nguy cơ choáng.

5Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ trong qua trình mang thai nên đi khám thai định kỳ. Để có thể phát hiện được các bà mẹ có nguy cơ cao và các bệnh đi kèm của em bé hoặc các bất thường trong bào thai.

Điều đặc biệt là để tráng tình trạng sinh non, thiếu tháng, phải biết trước được những trường hợp sinh sớm so với ngày dự sinh, để có phương hướng điều trị tốt, giúp trẻ chào đời một cách khỏe mạnh.

Sau khi bé sinh ra, nên cho bé bú mẹ ngay lặp tức, và nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và bú sữ mẹ ngày – đêm.

Khi mẹ sử dụng thuốc, nên thận trọng khi dùng nhóm xanthin (theophylin, aminosid), Vitamin E dung kéo dài.Những loại thuốc có tác dụng gây tê, gây mê như: Indometacin, cocain, cytokine.

Không nên cho trẻ ăn nhiều, số lượng lớn và không hợp lý khi trẻ đẻ non, vì sẽ là nguy cơ gây viêm ruột hoại tử.

"Viêm ruột hoại tử là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất nguy hiểm với những triệu chứng và các giai đoạn khác nhau. Bụng chướng, to, thành bụng nổi ban đỏ, dịch ứ hay đi ngoài ra máu. Nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng hẹp ruột, sỏi mật, hội chứng ruột ngắn, thủng ruột, tắc ruột… sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và tương lai của trẻ sau này. Chính vì thế, để tầm soát bệnh người mẹ trong quá trình mang thai nên kiểm tra định kỳ hoặc theo dõi bé chặt chẽ sau sinh."

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Tiêu hóa, gan mật, tụy liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Q. Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top