Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Phong Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong và bệnh phong có nguy hiểm không sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.
1. Bệnh phong là gì?
Bệnh phong hay còn gọi là bệnh Hansen, là căn bệnh khó lây lan, nó có thời gian ủ bệnh kéo dài do vi trùng Mycobacterium Leprae gây ra. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em hơn là người lớn.
Bệnh phong có tương đối nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó có hai dạng thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u, từ hai dạng nói trên, bệnh còn được chia ra nhiều thể khác nhau.
Theo đó, cả hai dạng trên đều gây tổn thương da cho người bệnh nhưng phong u có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do cấu tạo u ngoài da làm cho bệnh nhân có hình dạng méo mó, dị dạng.
Các dạng bệnh phong này thường gây ra các tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên, gây mất cảm giác ngoài da và làm liệt các cơ một cách từ từ. Từ đó, bệnh nhân có thể sẽ mất dần các bàn tay, bàn chân đã bị bệnh. Bạn có thể thấy, căn bệnh này thường xuất hiện tại các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt.
2. Nguyên nhân gây bệnh phong
Như đã nói ở trên, bệnh phong do một loại vi trùng gây ra, có tên là Mycobacterium Leprae. Vậy nó gây bệnh cho chúng ta bằng cách nào?
Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp, trong một thời gian dài với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng,...) có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, đã từng có khá nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, hay nhân viên y tế chăm sóc người mắc bệnh phong suốt đời nhưng chẳng bao giờ lây bệnh.
Bệnh lây lan chủ yếu qua da và viêm mạc có tổn thương bị trầy xước, bệnh phong lây trực tiếp qua da và niêm mạc từ người đã mắc bệnh phong, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh. Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể. Nếu một vài loại vi khuẩn khác có thể sinh sôi trong thời gian ngắn chỉ với vài phút thì vi khuẩn Hansen này chỉ sinh sản một lần trong vòng hai tuần lễ. Do đó bệnh phong xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh có khi kéo dài tới vài năm, có khi tới cả mươi năm. Tới lúc bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì cơ thể bệnh nhân đã có đầy rẫy những vi khuẩn.
3. Bệnh phong có nguy hiểm không?
Bệnh phong đã xuất hiện rất sớm từ 1400 trước công nguyên và nó được xem là một bệnh lý nguy hiểm vì nó đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân trên thế giới trong đó Việt Nam do tại thời điểm bày các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống bệnh phong này.
Đến năm 1873, Armauer Hansen mới tìm ra được căn nguyên của bệnh. Kể từ đó, việc điều trị bệnh phong mới được chú ý và đi đúng hướng. Đến năm 1982, phương pháp đa hóa trị liệu ra đời giúp giảm một cách đáng kể tỷ lệ lưu hành bệnh phong tất cả các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, số bệnh nhân mới phát hiện hàng năm vẫn còn cao vì vậy chương trình phòng chống phong vẫn phải được duy trì thực hiện cho tới khi đạt được mục tiêu cuối cùng là: Thanh toán hoàn toàn bệnh phong.
Bệnh phong được chia thành các thể sau đây:
- Thể bất định (I-Indeterminate): Đây là thể đầu tiên hoặc là giai đoạn sớm của bệnh.
- Thể củ (T-Tuberculoid): Thể này có sức đề kháng tốt nên có thể tự khỏi.
- Thể trung gian (B-Borderline): Thể này mang đặc điểm của thể củ và thể u.
- Thể u (L-Lepromatous): Đây là thể nặng, trước đây gọi là thể ác tính.
Ngoài ra, để tiện cho việc điều trị tại cộng đồng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân bệnh phong thành 2 nhóm sau đây:
- Nhóm ít vi khuẩn (PB-Paucibacillary): Những bệnh nhân có chỉ số vi khuẩn (BI-Bacterial Index) âm tính và có từ 1-5 thương tổn da.
- Nhóm nhiều vi khuẩn (MB-Multibacillary): Những bệnh nhân có từ 6 thương tổn da trở lên hoặc chỉ số vi khuẩn dương tính.
Triệu chứng bệnh Phong
Bệnh phong chủ yếu ảnh hưởng đến da và các dây thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống hay được gọi là các dây thần kinh ngoại vi, đôi khi nó cũng có thể tấn công vào mắt và niêm mạc mũi.
Thương tổn da kèm theo giảm hoặc mất cảm giác, bao gồm các hình ảnh lâm sàng:
- Các dát (gặp trong phong thể bất định)
- Các củ (gặp trong phong thể củ)
- Các mảng thâm nhiễm, u phong (gặp trong phong thể trung gian và thể u).
- Thương tổn thần kinh ngoại biên:
- Các dây thần kinh ngoại biên viêm to, hay bị nhất là dây trụ, dây quay, dây chày sau...mất cảm giác (nóng lạnh, đau, xúc giác) tại các vùng da do dây thần kinh chi phối. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật như: Cò ngón tay, ngón chân, bàn chân rủ, hở mi...
Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như: Rối loạn bài tiết (da khô, bóng mỡ), rối loạn dinh dưỡng (rụng lông mày, loét ổ gà...), viêm mũi, viêm thanh quản...
Trên đây là bài viết giải đáp cho băn khoăn bệnh phong có nguy hiểm không? Kèm theo đó là những thông tin liên quan đến bệnh phong, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.
- TOP những nhà thuốc uy tín gần bệnh viện 175
- OligoScan công nghệ kiểm tra mức độ nhiễm kim loại độc hại trong cơ thể người
- Giải Đáp Thắc Mắc: Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì?
- Giải Đáp Thắc Mắc: Lá Đinh Lăng Chữa Bệnh Gì?
- Cảnh Báo: Tim Đập Nhanh Hồi Hộp Khó Ngủ Là Bị Gì?
- Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Quáng Gà Thiếu Vitamin Gì?
- Lời Khuyên: Gan Nhiễm Mỡ Nên Ăn Uống Gì?
- Giải Đáp: Viêm Đại Tràng Co Thắt Có Nguy Hiểm Không?
- Tỏi Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm Rượu Tỏi
- Bật Mí: 2 Bài Thuốc Chữa Viêm Xoang Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc