1Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm đường ruột, thường là Coxsackieviruses A16 hoặc Enterovirus tuýp 71 (EV71) gây ra. Khi nhiễm bệnh do virus EV71 có thể gây biến chứng nặng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bệnh thường xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vì ở lứa tuổi này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu so với người trưởng thành đã có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, người lớn cũng có khả năng mắc phải bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng thường bùng phát thành dịch vào thời điểm giao giữa các mùa xuân, hạ và thu. Bệnh có thể dẫn đến viêm não hoặc viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi và tử vong.
2Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
- Sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng và cảm thấy mệt mỏi.
- 1 - 2 ngày sau khi sốt sẽ xuất hiện đóm đỏ phồng rộp, gây đau ở trong miệng, nướu răng, 2 bên lưỡi và trong má. Sau đó các đốm đỏ này sẽ loét ra và gây đau.
- Trẻ sẽ bị phát ban trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở mông nhưng không gây ngứa. Vết phát ban thường là chấm nhỏ màu đỏ sau đó sẽ chuyển sang thâm và đóng vảy.
- Các vết loét và ban da thường biến mất trong vòng một tuần hoặc có thể lâu hơn tùy cơ địa của trẻ.
Một số trường hợp trẻ bị tay chân miêng nhưng không có biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ có thể lây cho người khác.
3Nguyên nhân mắc bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là nhóm vi khuẩn đường ruột mà tiêu biểu là Coxsackieviruses A16 và entervirus 71 (EV71). Khi nhiễm vào cơ thể, trẻ có sức đề kháng yếu nên dễ nhiễm bệnh. Bệnh có thể lây lan qua quá trình tiếp xúc giữa người với người.
4Điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy chỉ điều trị hỗ trợ (không được dùng kháng sinh khi không có bội nghiễm). Cho trẻ thuốc giảm đau và hạ sốt.
Nếu trẻ mắc bệnh có thể được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp bệnh tay chân miệng thể nhẹ với những tổn thương ở da kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt. Những tổn thương có thể gặp phải là ban đỏ, mụn nước ở họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông,… tổn thương này gây đau rát, khó chịu ở trẻ vì vậy cha mẹ có thể bôi thuốc để giảm đau và làm lành tổn thương, tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc gì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
Chăm sóc trẻ tại nhà có thể giảm được nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn vì được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn trong bệnh viện. Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ tại nhà cần phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và giữ vệ sinh cho trẻ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho trẻ và tái khám mỗi ngày hoặc tái khám theo yêu cầu của bác sĩ.
Trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng thể rất nặng như sốt cao liên tục không hạ, trẻ mệt mỏi, ngủ li bì, giật mình, vã mồ hôi, lạnh toàn thân, khó thở hoặc thở nhanh, run người, nôn,… cần phải nhập viện điều trị và theo dõi các dấu hiệu chuyển độ.
5Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
- Rửa tay trước khi ăn, và rửa bằng xà phòng trong nguồn nước sạch sẽ.
- Cha mẹ cũng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn cho trẻ.
- Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa nên cần thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, lau rửa vật dụng như chén, dĩa, đũa,… trước khi sử dụng.
- Không nên mớm ăn cho trẻ hoặc để trẻ ăn bốc, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn, mền hoặc các vật dụng dùng để ăn uống.
- Lau dọn và vệ sinh đồ chơi của trẻ, lau sạch sàn nhà, tay nắm cửa và các vật dụng trẻ tiếp xúc nhiều.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ, những người nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng hoặc người đang mắc bệnh tay chân miệng.
- Cần cách ly trẻ 10 ngày khi mắc bệnh tay chân miệng để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.
- Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.
- Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.