icon 09 1800 6928 (Call Center For Foreigner)

{SLIDE}

Sốc phản vệ

Thứ sáu, 25/01/2019 - 01:37 PM
Sốc phản vệ

1Sốc phản vệ là gì?

Tên gọi khác: Anaphylactic shock.

- Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính xảy ra nghiêm trọng gây nguy cơ tử vong cao. Bệnh biểu hiện nhanh có thể xuất hiện ngay lập tức, trong vòng vài giây hoặc sau vài phút dùng thuốc hay tiếp xúc với vật thể lạ (đối với cơ thể) gây dị ứng.

- Theo thống kê 1-2% dân số thế giới đã từng bị sốc phản vệ, ở châu Âu tỷ lệ này là 4-5 trường hợp trên 10.000 dân, ở Mỹ là 58,9 ca mắc bệnh/100.000 dân. Chưa có thống kê tình trạng sốc phản vệ ở Việt Nam, tuy nhiên sốc phản vệ do thuốc vẫn xảy ra thường xuyên, gặp ở mọi nơi.

2Triệu chứng của sốc phản vệ

- Tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể, tốc độ hấp thụ và thời gian xử lý điều trị mà chia sốc phản vệ làm 3 mức độ là diễn biến nhẹ, nặng và nguy kịch.

+ Diễn biến nhẹ (Độ I)

Chỉ xuất hiện các triệu chứng ở da như: nổi mày đay, ngứa, phù mạch.

+ Diễn biến nặng (Độ II)

Các triệu chứng ngứa, mày đay xuất hiện nhanh kèm khó thở, tức ngực, thở rít. Bên cạnh đó, có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như đau bụng, quặn, buồn nôn, nôn. Ở mức độ này thì huyết áp chưa tụt hoặc có thể huyết áp tăng và bệnh nhân không có rối loạn ý thức.

+ Diễn biến nguy kịch (Độ III)

Bệnh nhân có các triệu chứng như: khan tiếng, nghe thấy tiếng rít thanh quản, khó thở, thở nhanh kèm khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. Ngoài ra còn các dấu hiệu của hệ tuần hoàn như: da nhợt, lạnh ẩm, tụt huyết áp. Ở mức độ này, người bệnh có rối loạn ý thức, hôn mê và rối loạn cơ trơn (tiêu tiểu không tự chủ).

- Về cơ bản, các triệu chứng sốc phản vệ do thuốc hay nguyên nhân khác đa số đều giống nhau và xảy ra ở bất cứ cơ quan nội tạng trong cơ thể.

+ Hệ tim mạch

Các chất hóa học đưa vào cơ thể có thể gây ra sốc phản vệ với biểu hiện giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp, trụy tim mạch, các hiện tượng này thường xảy ra sớm. Giai đoạn nặng gây thiếu oxy trong máu, giảm thể tích tuần hoàn gây toan máu và giảm co bóp cơ tim.

+ Hệ hô hấp

Khó thở, tím tái, suy hô hấp cấp xảy ra ở bệnh nhân do co thắt phế quản. Sốc phản vệ làm phù khí quản, thanh quản, có thể có trường hợp bị phù phổi.

+ Hệ thần kinh

Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tay chân run, mơ hồ, nói nhảm, co giật toàn thân thậm chí có thể ngất hoặc hôn mê.

+ Hệ tiêu hóa

Sốc phản vệ qua đường ăn uống gây ra tình trạng đau bụng dữ dội, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không kiểm soát, nặng hơn có thể gây chảy máu tiêu hóa.

+ Da

Mẩn ngứa, nổi mề đay, phù Quincke sẽ xuất hiện trên da của người bị sốc phản vệ.

3Nguyên nhân mắc bệnh sốc phản vệ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ. Những nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

- Nguyên nhân do thuốc:

Thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ ở người bệnh. Các đường tiêm như tiêm bắp, tiêm dưới da, đặc biệt nhanh xảy ra nhất gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là đường tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra các đường dùng thuốc khác như xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hoặc bôi ngoài da… cũng có thể gây ra sốc phản vệ. Thường gặp tình trạng sốc phản vệ ở chác nhóm thuốc kháng sinh họ β lactam, thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, chống co giật, cản quan, gây tê…

- Nguyên nhân do thức ăn:

Thức ăn có nguồn gốc từ động vật như cá thu, cá ngừ, các loại hải sản tôm, cua, ốc đến các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành, đậu phộng, các loại hạt… đều có thể gây ra sốc phản vệ.

- Nọc độc côn trùng:

Độc tố của một số loại côn trùng như ong, rắn, rết, bọ cạp, nhện,… có thể gây ra sốc phản vệ.

Một số nguyên nhân khác có thể bắt nguồn từ phấn hoa, nhựa cây…

4Điều trị sốc phản vệ

Khi gặp phải tình trạng sốc phản vệ cần phải liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia, việc cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải thực hiện ở nơi dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc và người thực hiện phải có đủ chuyên môn, kinh nghiệm. Vì vậy, phải đưa người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời.

Trong thời gian chờ đợi các y bác sĩ cần thực hiện các thao tác:

- Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu.

- Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh.

- Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc.

- Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.

- Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.

- Kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ là do đâu.

Điều trị sốc phản vệ thường dùng adrenalin cho mọi diễn biến nặng nhẹ hay trung bình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng adrenaline trong điều trị sốc phản vệ càng sớm thì hiệu quả càng cao, hầu hết các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ thất bại là do chậm dùng adrenaline..

5Phòng ngừa bệnh sốc phản vệ

Sốc phản vệ xảy ra rất sớm, đôi khi lại muộn có thể sau vài giờ, tuy nhiên khi sốc phản vệ xảy ra sẽ diễn biến rất nhanh có thể ngay từ những phút đầu tiên trong vòng 1-2 phút hoặc sau vài giờ rồi chuyển sang nguy kịch, lúc này rất khó để cấp cứu xử lý. Vì vậy, cần lưu ý để phòng tránh sốc phản vệ khi có thể:

- Khi bạn bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chuẩn đoán và kê đơn hợp lý. Vì rất có thể bạn sẽ bị dị ứng khi dùng thuốc.

- Khi đang tiêm thuốc, nếu có bất cứ vấn đề gì như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi… thông báo ngay cho bác sĩ để dừng tiêm và kịp thời xử lý sốc phản vệ.

- Do cơ địa của mỗi người nên khi tiêm thuốc xong cần ở lại bệnh viện hoặc phòng tiêm 15-30 phút, không nên ra về ngay vì có thể xảy ra sốc phản vệ muộn.

- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đúng với chỉ định của bác sĩ.

- Khi ăn đồ lạ đặc biệt là các loại hải sản, đồ ăn dễ gây dị ứng nên thử một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể. Sau 24 giờ mới ăn lại nếu không có bất thường gì xảy ra.

Sốc phản vệ có diễn biến nhanh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Người có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ với một loại thuốc nào đó hoặc di truyền cần báo cho bác sĩ trước khi được kê toa thuốc để giảm thiểu nguy cơ sốc phản vệ do thuốc gây ra.

Nếu có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, nổi mề đay, co giật… khi sử dụng thuốc, thực phẩm, côn trùng cắn hoặc bất cứ nguyên nhân gì nghi ngờ là sốc phản vệ. Cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Không được tự ý cấp cứu bệnh nhân khi không có đủ dụng cụ hỗ trợ cũng như kinh nghiệm, chuyên môn về sốc phản vệ vì điều này có thể làm trầm trọng bệnh cũng như dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

(Hình ảnh tổng hợp từ dieuduongviet.com, khoahoc.tv, google,...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Di truyền, miễn dịch, dị ứng liên quan

NHÀ THUỐC MINH CHÂU

  •  285 Bạch Đằng, P. 3, Gò Vấp, HCM   Chỉ đường
  • 354 Nguyễn Văn Công, P. 3, Gò Vấp, HCM 

CSKH: 08 1900 8095 - 08 9939 1368 (VN)
CALL CENTER: 0918 00 6928 (Call Center For Foreigner)
Email: htnhathuocminhchau@gmail.com
Website: www.nhathuocminhchau.com

© Bản quyền thuộc về nhathuocminhchau.com

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang                                                                                         Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM  (Chỉ đường

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0899391368

Back to top